BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC GÂY ÁP LỰC CHO GIÁ THÉP TRONG NĂM TỚI

Giá thép Trung Quốc có thể giảm cho đến năm 2024 do tăng trưởng nhu cầu suy yếu và dư thừa công suất đè nặng lên thị trường, theo Capital Economics Ltd.

Công ty nghiên cứu có trụ sở tại London cho biết cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là gánh nặng lớn nhất đối với giá cả. Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kích thích nền kinh tế sau đợt phục hồi yếu ớt sau đại dịch khó có thể làm được gì nhiều ngoài việc ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường nhà đất.

Capital Economics cho biết, mặc dù chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sẽ đặt ra mức sàn cho nhu cầu liên quan đến xây dựng, nhưng doanh số bán nhà đang “suy giảm trong dài hạn do nhân khẩu học và tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị chậm hơn”. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu thép “có thể sụt giảm khi các thị trường phát triển sắp suy thoái”.

Theo ANZ Group Holdings Ltd., bất động sản chiếm 37% sản lượng thép của Trung Quốc, trong khi xây dựng và xây dựng rộng hơn tiêu thụ khoảng 60%. Trong một lưu ý tuần trước, ngân hàng cho biết họ dự kiến nhu cầu thép từ bất động sản sẽ giảm 22% trong năm nay xuống còn 275 triệu tấn. Mặc dù một số tăng trưởng từ cơ sở hạ tầng sẽ bù đắp cho điều đó, nhưng ANZ dự báo nhu cầu thép tổng thể sẽ giảm 5% xuống còn 910 triệu tấn.

Giá thép xây dựng của Trung Quốc đã ổn định trong những tuần gần đây sau khi đạt đỉnh vào tháng 3, trong khi sản xuất có dấu hiệu mạnh lên khi các nhà máy chuẩn bị cho hoạt động xây dựng tăng theo mùa diễn ra sau mùa hè. Các nhà sản xuất thép cũng có thể tăng sản lượng trước các biện pháp hạn chế do chính phủ quy định vào cuối năm nay.

Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng trong hai năm qua sau khi sản lượng đạt đỉnh 1 tỷ tấn và có kế hoạch thực hiện lại vào năm 2023. Sản lượng cũng có khả năng giảm vào năm tới, Capital Economics cho biết, do nhu cầu yếu hơn và sự tích tụ của các kho dự trữ gây áp lực.

Kết quả cuối cùng là thặng dư thị trường thép của Trung Quốc sẽ giảm nhẹ trong năm nay và năm tới, nhưng vẫn ở mức cao. Công ty nghiên cứu cho biết, khi nhu cầu giảm, giá sẽ giảm gần 4% xuống còn 3,750 nhân dân tệ (515 USD)/tấn vào cuối năm 2023 và xuống còn 3,650 nhân dân tệ/tấn vào cuối năm 2024.

Thép tấm cán nóng được giao dịch gần đây quanh mức 3,900 nhân dân tệ/tấn, sau khi đạt đỉnh vào tháng 3 ở mức hơn 4,500 nhân dân tệ/tấn.

Nguồn tin: satthep.net

Giá thép lại ‘dò đáy’, giảm lần thứ 16 liên tiếp

Ngày 17/8, một số doanh nghiệp sản xuất thép hạ 100.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép cuộn CB240, xuống còn 13,5 – 14,04 triệu đồng/tấn, đồng thời giữ nguyên giá bán với thép vằn thanh D10 CB300.

Theo dữ liệu từ Steelonline, doanh nghiệp thép Hòa Phát đồng loạt hạ 100.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam xuống lần lượt 13,94 triệu đồng/tấn; 13,74 triệu đồng/tấn và 14,04 triệu đồng/tấn. Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,89 – 14,04 triệu đồng/tấn.

Giá thép lại 'dò đáy', giảm lần thứ 16 liên tiếp - Ảnh 1.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý và Việt Đức cũng giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 lần lượt xuống còn 13,64 triệu đồng/tấn và 13,74 triệu đồng/tấn.

Với mức giảm 100.000 đồng/tấn, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Kyoei Việt Nam (KSVC) đang ở mức 13,66 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 13,81 triệu đồng/tấn.

Thép Thái Nguyên cũng hạ 110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 còn 13,97 triệu đồng/tấn, còn thép vằn thanh đang được bán ra ở mức 14,08 triệu đồng/tấn.

Giá thép lại 'dò đáy', giảm lần thứ 16 liên tiếp - Ảnh 2.

Trong đợt điều chỉnh này, thép Việt Sing hạ 100.000 đồng với thép cuộn CB240 xuống 13,5 triệu đồng/tấn và giữ nguyên giá với thép vằn thanh D10 CB300 13,7 triệu đồng/tấn.

Thép VAS, thép Mỹ, thép Tuyên Quang và Tung Ho cũng đồng loạt giảm 100.000 đồng/tấn thép cuộn CB240.

Trong khi đó, các thương hiệu như thép miền Nam, thép VJS, Pomina, Vina Kyoei chưa có động thái điều chỉnh giá bán.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 16-17 đợt giảm, tuỳ thương hiệu sẽ có tần suất và mức điều chỉnh khác nhau.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm trong tháng 7 đạt 2,4 triệu tấn, tăng 19% so với tháng 6 và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Bán hàng thép các loại trong tháng này đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng nhẹ so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu  thép trong tháng 7 đạt hơn 703.000 tấn, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép các loại giảm 14% so với 7 tháng năm 2022, trong đó xuất khẩu tăng 10,5%.

Sau giai đoạn khó khăn nửa cuối năm 2022, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp thép đang dần hồi phục. Tuy nhiên, ngành thép được dự báo vẫn chưa hết khó khăn do sự ảm đạm của thị trường bất động sản.

Áp lực có thể giảm bớt những tháng cuối năm khi các dự án gấp rút hoàn thành tiến độ. Các dự án đầu tư công và nhà ở xã hội, đặc biệt là những công trình hạ tầng giao thông vận tải… sẽ góp phần giải tỏa một phần bài toán tiêu thụ cho doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, một số lò cao tạm dừng để bảo trì cũng sẽ hạn chế nguồn cung. Trong điều kiện đó, giá sắt thép có thể sẽ lấy lại một số động lực phục hồi.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 31/7: Quay đầu tăng thêm 12 Nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên mức 3.853 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt kỳ hạn kéo dài đà giảm vào hôm thứ Sáu (28/7), do lo ngại về giới hạn sản lượng thép thấp.

Giá sắt thép xây dựng hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên mức 3.853 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h05 (giờ Việt Nam).

Tên loại Kỳ hạn Ngày 31/7 Chênh lệch so với giao dịch trước đó
Giá thép Giao tháng 10/2023 3.853 +12
Giá đồng Giao tháng 9/2023 69.510 +660
Giá kẽm Giao tháng 9/2023 20.815 +240
Giá niken Giao tháng 8/2023 171.950 +2.680

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thanh Hạ

Theo Reuters, quặng sắt  kỳ hạn kéo dài đà giảm vào hôm thứ Sáu (28/7), do lo ngại về giới hạn sản lượng thép thấp và sự thiếu kiên nhẫn ngày càng tăng do thiếu các cập nhật kích thích từ Trung Quốc.

Hợp đồng quặng sắt tháng 9 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã chốt phiên với giá thấp hơn 2,68% xuống 834,5 nhân dân tệ/tấn (116,60 USD/tấn).

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), quặng sắt SZZFU3 chuẩn giao tháng 9 giảm 2,34% xuống 107,20 USD/tấn.

Giá thép tiêu chuẩn trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ghi nhận trái chiều. Hợp đồng thép cây SRBcv1 giảm 0,3% và thép không gỉ SHSScv1 giảm 1,1%, nhưng thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,8%, trong khi dây thép gai SWRcv1 tăng 0,5%.

Ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hành của Navigate Commodities tại Singapore cho biết: “Các lò cao của Trung Quốc đã nhanh chóng cắt giảm mức sử dụng công suất và tốc độ vận hành để đối phó với sự kết hợp của các hạn chế bắt buộc của chính phủ và sự đổ bộ sắp xảy ra của cơn bão Doksuri trên bờ biển phía nam của Trung Quốc”.

Tỷ lệ sử dụng công suất lò cao trong số 247 nhà máy thép Trung Quốc được khảo sát bởi công ty tư vấn Mysteel đã giảm thêm 1,33 điểm phần trăm trong tuần thứ ba xuống còn 89,82% trong các ngày 21 – 27/7, do nhiều nhà sản xuất thép trên cả nước đã tiếp tục cắt giảm sản lượng của họ vào ngày 21 – 27/7.

Một số nhà máy thép của Trung Quốc đã nhận được hướng dẫn vào đầu tuần trước để hạn chế sản lượng của năm nay ở mức tương đương với năm 2022, Reuters đưa tin hôm 25/7.

Giá thép xây dựng hôm nay tại thị trường trong nước

Theo SteelOnline.vn, giá thép xây dựng trong nước ngày 31/7 tiếp tục đi ngang:

Giá thép tại miền Bắc

Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Hòa Phát vẫn ở mức 14.040 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.140 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý có giá thép cuộn CB240 ổn định ở mức 13.740 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.890 đồng/kg.

Đối với thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 hiện ở mức 13.840 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.090 đồng/kg.

Giá thép của thương hiệu Việt Sing cũng được giữ nguyên như sau: thép cuộn CB240 ở mức 13.600 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.800 đồng/kg.

Tương tự, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Nhật cũng ổn định ở mức 13.800 đồng/kg. Giá thép thanh vằn D10 CB300 của cùng thương hiệu hiện ở mức 13.700 đồng/kg.

Nguồn: SteelOnline.vn

Giá thép tại miền Trung

Ở khu vực miền Trung, thương hiệu thép Hòa Phát đang có giá thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.990 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.340 đồng/kg.

Ghi nhận đối với thương hiệu Pomina, giá cũng ổn định: thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.690 đồng/kg.

Nguồn: SteelOnline.vn

Giá thép tại miền Nam

Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 của Hòa Phát đang ở mức 14.140 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.090 đồng/kg.

Thương hiệu Pomina cũng có giá thép cuộn CB240 không đổi ở mức 14.480 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.690 đồng/kg.

Tương tự, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Miền Nam ở mức 14.410 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.620 đồng/kg.

Nguồn: SteelOnline.vn

Thép Trung Quốc ‘ồ ạt’ vào Việt Nam

Mặc dù sản xuất và tiêu thụ thép trong nước đều giảm nhưng lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng rất mạnh khiến ngành thép trong nước đứng trước nguy cơ cắt giảm sản xuất.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7,5 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022; tiêu thụ đạt 7,6 triệu tấn, giảm 17%.

Tuy nhiên, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng rất mạnh. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia.

Đặc biệt, trong tháng 3/2023, lượng thép nhập từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.

Các chuyên gia nhận định việc nhập khẩu tràn lan có thể khiến khoảng 40.000 lao động của ngành thép trong nước mất việc làm. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu thép mỗi năm, trong khi hàng trong nước không bán được khiến việc kinh doanh thua lỗ nặng nề.

Theo VSA, tại Việt Nam hiện nay, gần như các sản phẩm thép đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… đều không phải chịu bất cứ biện pháp phòng vệ thương mại nào.

Đồng thời, các sản phẩm thép cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 theo quyết định của Bộ Công Thương, nên không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác, dẫn tới thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.

Để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước, mới đây VSA đã gửi đơn kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh.

Nguồn tin: PetroTimes

Giá quặng sắt Singapore giảm từ mức thấp nhất trong 1 tháng do gói kích của Trung Quốc.

Giá quặng sắt kỳ hạn của Singapore tăng sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc mở rộng gói giải cứu cho lĩnh vực bất động sản của nước này. Quặng sắt Đại Liên giữ mức ổn định do lo ngại về biến động ngắn hạn và điều kiện thời tiết ấm áp.

Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại liên, giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 9 tăng hơn 0,1% lên mức 807,0 CNY(tương đương 112,12 USD)/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt chuẩn tháng 8 tăng 1,8% lên 105,5 USD/tấn, bù lại một số phiên giảm mạnh trước đó.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) gia hạn một số chính sách trong gói giải cứu ban hành tháng 11/2022 đến cuối năm 2024, nhằm củng cố thị trường bất động sản.

Quyết định trên được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành ngày 10/7 sau khi những hỗ trợ hiện hành đối với bất động sản không đạt được hiệu quả mong đợi và thị trường kỳ vọng nhiều biện pháp kích thích lớn hơn sẽ sớm được triển khai.

Tháng 11/2022, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành một thông báo phác thảo 16 biện pháp hỗ trợ ngành bất động sản đang gặp khủng hoảng tiền mặt, bao gồm biện pháp gia hạn trả nợ nhằm giảm bớt tình trạng khủng hoảng thanh khoản đã gây khó khăn cho lĩnh vực này kể từ giữa năm 2020.

Theo lý giải của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, các chính sách được gia hạn nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính và công ty bất động sản đàm phán độc lập, đồng thời tích cực hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản thông qua việc gia hạn các khoản vay hiện có và điều chỉnh các thỏa thuận trả nợ.

Cơ quan tiền tệ Trung Quốc cho hay, việc gia hạn thêm một năm đối với các loại khoản vay đến hạn phải trả trước cuối năm 2024 là được phép.

Các khoản vay được giải ngân để hỗ trợ bàn giao các dự án bất động sản dở dang trước cuối năm 2024 sẽ không bị hạ cấp trong phân loại rủi ro trong thời hạn cho vay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nêu.

Đặc biệt, đối với các khoản tài trợ phụ trợ mới ban hành trở nên khó đòi, các tổ chức và nhân sự có liên quan được miễn trách nhiệm pháp lý, miễn là họ đã thực hiện trách nhiệm giải trình.

Mặt khác, các biện pháp và chính sách không ấn định thời hạn rõ ràng sẽ vẫn có hiệu lực. Các công ty bất động sản đang ngập nợ đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và bán nhà, khiến người mua nhà Trung Quốc “tẩy chay” việc trả nợ thế chấp, khiến niềm tin vào thị trường bị suy giảm.

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang trông đợi các biện pháp kích thích cụ thể hơn sẽ được công bố trong tháng này khi cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức.

Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã tăng vào thứ Ba sau khi các chính sách này được gia hạn.

Tuy nhiên, mức tăng có thể đã bị hạn chế sau những bình luận của Chủ tịch Rio Tinto, Dominic Barton, người đã chỉ ra những thách thức ngắn hạn đối với nền kinh tế Trung Quốc, Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết thêm.

Các ngân hàng ở Wall Street cảnh báo sự sụt giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm, có thể là lực cản đối với nền kinh tế này trong nhiều năm tới và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực.

Ông Chetan Ahya, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, nhận định: “Nếu những thách thức trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc ngày càng sâu sắc và gây ra tâm lý e ngại rủi ro trong hệ thống tài chính, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, thì điều này sẽ gây ra suy thoái sâu hơn”.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley cho rằng, nếu các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc không hỗ trợ được lĩnh vực bất động sản đang ốm yếu, thì điều đó cũng sẽ dẫn đến lo ngại về tác động lan tỏa tới các thị trường còn lại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Rủi ro giảm giá sẽ xảy ra nếu lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc không ổn định, ngay cả khi nới lỏng chính sách mà chúng tôi mong đợi”, Morgan Stanley cảnh báo. “Trong kịch bản đó, niềm tin và các điều kiện tài chính sẽ thắt chặt ở Trung Quốc, điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tăng trưởng của nước này, nhưng cũng sẽ gây ra tiêu cực đến khu vực”.

Tương tự, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng: “Những điểm yếu dai dẳng của ngành bất động sản Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến các thành phố cấp thấp hơn và nguồn tài chính của các nhà phát triển tư nhân, đồng thời cho rằng dường như không có cách khắc phục nhanh chóng nào đối với chúng”.

Goldman Sachs dự đoán trong những năm tới, thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ phục hồi theo “hình chữ L”, tức là sụt giảm mạnh và sau đó phục hồi chậm. “Dựa trên ước tính của chúng tôi, sự suy giảm của bất động sản có thể sẽ là lực cản tăng trưởng trong nhiều năm đối với Trung Quốc, nhưng nó có thể ít gây đau đớn hơn trong năm 2023 so với năm 2022”, nhóm chuyên gia Goldman Sachs nêu.

Trên thực tế, đữ liệu từ tháng 5/2023 cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc còn chông gai, mặc dù dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện vào đầu năm. Thị trường đang đặt kỳ vọng vào việc chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra thêm các gói kích thích nhà ở để hỗ trợ bất động sản.

“Chúng tôi tin rằng ưu tiên chính sách là quản lý tình trạng suy thoái kéo dài nhiều năm, hơn là thiết kế một chu trình nâng cấp”, các nhà phân tích Goldman Sachs cho biết. Tuy vậy, họ không mong đợi “sự lặp lại của chương trình cải tạo khu ổ chuột được hỗ trợ bằng tiền mặt như giai đoạn 2015-2018”. Đơn cử, chính phủ Trung Quốc đã chi khoảng 144 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm 2018 để bồi thường cho cư dân có nhà được cải tạo, nhằm thúc đẩy doanh số bán nhà, theo Reuters.

Mối lo ngại khác được ông Tai Hui, chiến lược gia trưởng của ngân hàng JPMorgan chỉ ra là sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp bất động sản quốc doanh và các công ty tư nhân.

“Tôi nghĩ rằng quá trình phục hồi sẽ chậm lại, nhưng tôi nghĩ cũng có sự khác biệt lớn giữa các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước đã làm tốt hơn trong đợt phục hồi hiện tại so với các nhà phát triển thuộc khu vực tư nhân, những đơn vị vẫn đang gặp khó khăn”, ông Tai Hui bình luận trên đài CNBC.

Chiến lược gia của JPMorgan nói thêm: “Các cơ quan chức năng đã nới lỏng một số chính sách của họ trong 6 đến 9 tháng qua, tôi nghĩ rằng ý định duy trì mức giá phù hợp với khả năng chi trả, tức là không để giá tăng quá nhiều … nhưng điều đó cũng làm mất đi một lượng lớn người mua nhà tiềm năng”.

Nhiệt độ được dự báo sẽ đạt trên 40 độ C ở một số khu vực trên khắp Trung Quốc. Thời tiết nóng ở các vùng của Trung Quốc có thể dẫn đến hoạt động xây dựng chậm hơn.

Hợp đồng thép cây và hợp đồng thép cuộn cán nóng hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải không thay đổi, giá thép dây tăng 2,1% và thép không gỉ tăng 1,3%.

Giá các thành phần sản xuất thép khác tăng đột biến, với giá than cốc Đại Liên và than luyện cốc lần lượt tăng 2,8% và 3,1%.

Nguồn tin: Vinanet

Inox là gì?

satthepkhoivinhtam@gmail.comInox là gì? inox  là tên gọi khác của thép không gỉ, là một loại hợp kim thép chứa hàm lượng Crom (Cr) cao, thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần độ bền cao và chống ăn mòn, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm và y tế.

          Inox là tên gọi khác của thép không gỉ, là một loại hợp kim thép chứa hàm lượng Crom (Cr) cao, thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần độ bền cao và chống ăn mòn, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm và y tế.

          Inox đã và đang trở thành một nguyên vật liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống của con người. Nó có nhiều ưu điểm vượt trội mà những loại kim loại thông thường không có được tham. Vậy nên nếu bạn không biết inox là gì, nó có những loại nào, cách để phân biệt các loại inox thì hãy khảo bài viết sau đây

RỌ ĐÁ LÀ GÌ?

Rọ đá là một loại vật liệu hình khối hoặc trụ được sử dụng trong công trình xây dựng. Sản phẩm được đan từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Bên trong là khoang dùng để đựng đá công trình.

     Rọ đá mạ kẽm là một loại rọ đá dây đan được phủ một lớp mạ kẽm trên bề mặt của nó. Quá trình mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm trên bề mặt kim loại để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn. Khi một lớp mạ kẽm được áp dụng lên bề mặt của rọ đá, nó sẽ cung cấp một lớp phủ bảo vệ khá tốt để chống lại sự ăn mòn và sự hao mòn. Sản phẩm rọ đá mạ kẽm phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựngnhư lát cống sụt lún.satthepkhoivinhtam@gmail.com

Rọ đá là một loại vật liệu hình khối hoặc trụ được sử dụng trong công trình xây dựng. Sản phẩm được đan từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Bên trong là khoang dùng để đựng đá công trình.

     Rọ đá mạ kẽm là một loại rọ đá dây đan được phủ một lớp mạ kẽm trên bề mặt của nó. Quá trình mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm trên bề mặt kim loại để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn. Khi một lớp mạ kẽm được áp dụng lên bề mặt của rọ đá, nó sẽ cung cấp một lớp phủ bảo vệ khá tốt để chống lại sự ăn mòn và sự hao mòn. Sản phẩm rọ đá mạ kẽm phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựng như lát cống sụt lún.

Giá thép tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp

Giá thép tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp

Giá thép xây dựng trong nước vừa được điều chỉnh tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp với mức tăng cao nhất tới 710.000 đồng/tấn.

Sau đợt điều chỉnh tăng ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ ngày 30/1, nhiều doanh nghiệp thép lại thông báo tăng giá sản phẩm thép xây dựng với mức tăng từ 460.000-710.000 đồng/tấn.

Cụ thể, so với lần điều chỉnh 12/1, ở lần điều chỉnh này, Thép Việt Nhật là thương hiệu có mức tăng mạnh nhất với mức tăng 710.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện 2 sản phẩm này của Thép Việt Nhật đều có giá 15,58 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Hòa Phát cũng vừa điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Giá bán của 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Hòa Phát tại khu vực miền Bắc hiện lên mức 15,45 triệu đồng/tấn và 15,53 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Trung và miền Nam, thép cuộn CB240 của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng lần lượt 560.000 đồng/tấn và 460.000 đồng/tấn, giá bán lên mức 15,42 triệu đồng/tấn và 15,37 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu Thép Việt Ý tại miền Bắc tăng 500.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, kéo giá bán lên mức 15,4 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Ý tại miền Bắc cũng tăng 500.000 đồng/tấn, lên mức giá 15,5 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh tăng 500.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,2 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Đức tại miền Bắc tăng 600.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,5 triệu đồng/tấn.

Sản phẩm thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, lên mức 15,33 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,43 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Tung Ho tại miền Nam cũng tiến hành tăng 460.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,53 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này hiện có giá 15,48 triệu đồng/tấn, tăng 610.000 đồng/tấn.

Trái ngược với giá thép trong nước, trên thị trường quốc tế, giá thép hôm nay có xu hướng giảm. Giá thép thế giới giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải vào sáng nay (31/1) giảm 34 Nhân dân tệ xuống mức 4.200 Nhân dân tệ/tấn.

Nguồn tin: Vietnamnet

Tín Hiệu Tích Cực Cho Ngành Sắt Thép Năn 2023?

Sau một thời gian dài liên tục lao dốc trước hàng loạt sức ép từ vĩ mô đến bài toán về nhu cầu, giá sắt thép trên thế giới đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Biến động của thị trường vẫn còn tiềm ẩn, song tín hiệu tích cực hứa hẹn sẽ thổi một làn gió mới cho ngành sắt thép trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Kỳ vọng về nhu cầu tại Trung Quốc kéo giá sắt thép phục hồi

Là nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho ngành sản xuất thép, quặng sắt đã lấy lại đà phục hồi đáng kể sau khi chạm đáy thấp nhất trong khoảng gần 3 năm vào hồi cuối tháng 10/2022. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 3/1, mặc dù nhiều kim loại cơ bản như đồng, nhôm, chì gặp áp lực bán mạnh, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1 niêm yết trên Sở Giao dịch Singapore (SGX) chỉ giảm nhẹ 0,01%. Chỉ số MXV-Kim loại đạt mức 1.809 điểm, tăng 0,06% so với phiên trước. Như vậy, trong 2 tháng trở lại đây, giá quặng sắt đã tăng khoảng 36%, chủ yếu do kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với bức tranh nhu cầu sẽ dần phục hồi trở lại trên thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 1

Bên cạnh chính sách kích thích của Trung Quốc cho thị trường bất động sản vốn đã gặp nhiều áp lực, động lực tăng của giá sắt càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế này tiến hành mở cửa trở lại. Điều đó giúp cho đà phục hồi đối với giá quặng sắt trở nên rõ rệt hơn kể từ đầu tháng 12 cho đến nay.

Cùng chung xu hướng đó, giá thép trên thế giới cũng bước vào nhịp tăng ấn tượng. Tính đến ngày 3/1/2023, giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Quốc đạt mức 4.138 NDT/tấn, tăng hơn 11% so với mức đáy thiết lập hồi đầu tháng 11. Mặc dù vẫn sẽ phải chịu những áp lực tiêu thụ nhất định trong ngắn hạn, do dịch bệnh cần phải đạt đỉnh trước khi hạ nhiệt, song niềm tin về sự nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc đã giúp các nhà máy tăng cường công suất hoạt động. Bên cạnh đó, một số nền kinh tế châu Á khác cũng đang được kỳ vọng sẽ giúp cho ngành thép lấy lại động lực phát triển.

Ấn Độ sẽ trở thành điểm sáng mới cho ngành thép trên thế giới

Theo Hiệp hội Thép Thế giới (WS), sản lượng thép tại Trung Quốc trong tháng 11/2022 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái trước một số tín hiệu đáng khích lệ từ gói kích thích trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đè nặng lên nhu cầu đã khiến sản lượng tích luỹ 11 tháng đầu năm 2022 vẫn giảm 1,4% so với cùng giai đoạn năm 2021. Trong khi đó, sản lượng thép tại Ấn Độ trong tháng 11 vừa qua ghi nhận mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước đó, đồng thời đà tăng khá bền vững đã giúp mức lũy kế sản lượng 11 tháng cũng tăng 6% so với năm 2021.

Sẵn sàng vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, Ấn Độ đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Do đó, nền kinh tế này đang nổi lên như một vị cứu tinh cho nhu cầu thép toàn cầu. Cũng theo dự báo của WS, nhu cầu thép tại Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế tiêu thụ sắt thép lớn. Con số này có thể sẽ lên tới 200 triệu tấn vào năm 2030, với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ bùng nổ.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 2

Với đà phục hồi của Trung Quốc hay sự nổi lên của thị trường Ấn Độ, đều là các đối thủ cạnh tranh rất lớn, ngành thép Việt Nam trong năm nay sẽ còn gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, sẽ vẫn có các cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu sắt thép xây dựng.

Ngành thép Việt Nam cần tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu

Ấn Độ sản xuất phần lớn lượng thép cho tiêu thụ nội địa, nhưng quốc gia này cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Chính phủ Ấn Độ cũng đang tìm cách hiện đại hóa hệ thống đường xá, mạng lưới đường sắt và cảng nhằm hướng tới phát triển một trung tâm sản xuất quy mô. Theo MXV, giai đoạn xây dựng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép, trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu thép xây dựng là thế mạnh chính của Việt Nam. Đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động thương mại quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 3

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế khổng lồ này vẫn nhập khẩu một lượng thép đáng kể từ nước ta. Sau khi mở cửa trở lại, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ tất yếu, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mở rộng thị phần.

Ngoài ra, thị trường chính của Việt Nam vẫn sẽ là các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, chiếm tới 42% cơ cấu xuất khẩu thép. Mặc dù các áp lực kinh tế trước bài toán tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể sẽ là thách thức lớn, song xu hướng đa dạng hóa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại khu vực này cũng sẽ là tín hiệu tích cực cho nhu cầu sắt thép trong hoạt động công nghiệp, khai lối cho hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

                                                                                                                                                      Nguồn tin: Nhân dân

Giá Thép Xây Dựng Hôm Nay 30/12: Tiếp Tục Tăng Trên Sàn Giao Dịch

Ngày 30/12, thị trường thép trong nước không có biến động. Còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 4.053 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán từ ngày 24/12 tới nay, với thép cuộn CB240 ở mức 14.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép Việt Ý không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.700 đồng/kg; còn thép D10 CB300 có giá 15.000 đồng/kg.

Giá quặng sắt tăng vào 29/12 đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Giá quặng sắt tăng vào 29/12 đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Thương hiệu thép Việt Đức bình ổn giá bán, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.490 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.870 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 38 Nhân dân tệ, lên mức 4.053 Nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt tăng vào 29/12, với điểm chuẩn của sàn giao dịch Đại Liên tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng, đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.

Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc DCIOcv1 giao tháng 5 đã kết thúc phiên giao dịch buổi sáng cao hơn 1,5% ở mức 844,5 Nhân dân tệ/tấn, sau khi ban đầu ở mức 846 Nhân dân tệ, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6.

Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng chuẩn tháng Giêng của nguyên liệu sản xuất thép SZZFF3 tăng 0,7% lên 113,90 USD/tấn.

Các nhà phân tích cho biết, kỳ vọng về nhu cầu từ các nhà máy thép của Trung Quốc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và Lễ hội mùa xuân, đặc biệt là giá quặng sắt trong ngắn hạn.

Các nhà phân tích của Huatai Futures lưu ý: “Tồn kho quặng sắt tại các nhà máy thép quá thấp… Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần, các nhà máy thép vẫn có nhu cầu bổ sung tiềm năng”.

Các nhà phân tích cho biết, tâm lý chung vẫn tích cực, đặc biệt là với triển vọng nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản được cải thiện. Một cố vấn hàng đầu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Bảy đã kêu gọi tăng cường chính sách bất động sản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Điểm chuẩn thép cũng tăng cao hơn. Thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SRBcv1 tăng 0,1%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,4%, trong khi cả thép dây SWRcv1 và thép không gỉ SHSScv1 đều tăng 0,7%.

Mysteel Research & Consulting cho biết họ kỳ vọng giá của các loại thép chính sẽ “không thay đổi so với kỳ vọng cao về các chính sách kích thích sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với một thị trường trì trệ”. Bên cạnh đó, các chuyên viên nghiên cứu cũng dự kiến ​​​​sự gián đoạn do sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động kinh tế cho đến quý đầu tiên của năm 2023.

Các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác của Đại Liên giảm, với than cốc DJMcv1 và than cốc DCJcv1 giảm lần lượt 0,7% và 0,5%.

                                                                                                                                          Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị