Inox là gì?

satthepkhoivinhtam@gmail.comInox là gì? inox  là tên gọi khác của thép không gỉ, là một loại hợp kim thép chứa hàm lượng Crom (Cr) cao, thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần độ bền cao và chống ăn mòn, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm và y tế.

          Inox là tên gọi khác của thép không gỉ, là một loại hợp kim thép chứa hàm lượng Crom (Cr) cao, thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần độ bền cao và chống ăn mòn, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm và y tế.

          Inox đã và đang trở thành một nguyên vật liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống của con người. Nó có nhiều ưu điểm vượt trội mà những loại kim loại thông thường không có được tham. Vậy nên nếu bạn không biết inox là gì, nó có những loại nào, cách để phân biệt các loại inox thì hãy khảo bài viết sau đây

RỌ ĐÁ LÀ GÌ?

Rọ đá là một loại vật liệu hình khối hoặc trụ được sử dụng trong công trình xây dựng. Sản phẩm được đan từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Bên trong là khoang dùng để đựng đá công trình.

     Rọ đá mạ kẽm là một loại rọ đá dây đan được phủ một lớp mạ kẽm trên bề mặt của nó. Quá trình mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm trên bề mặt kim loại để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn. Khi một lớp mạ kẽm được áp dụng lên bề mặt của rọ đá, nó sẽ cung cấp một lớp phủ bảo vệ khá tốt để chống lại sự ăn mòn và sự hao mòn. Sản phẩm rọ đá mạ kẽm phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựngnhư lát cống sụt lún.satthepkhoivinhtam@gmail.com

Rọ đá là một loại vật liệu hình khối hoặc trụ được sử dụng trong công trình xây dựng. Sản phẩm được đan từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Bên trong là khoang dùng để đựng đá công trình.

     Rọ đá mạ kẽm là một loại rọ đá dây đan được phủ một lớp mạ kẽm trên bề mặt của nó. Quá trình mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm trên bề mặt kim loại để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn. Khi một lớp mạ kẽm được áp dụng lên bề mặt của rọ đá, nó sẽ cung cấp một lớp phủ bảo vệ khá tốt để chống lại sự ăn mòn và sự hao mòn. Sản phẩm rọ đá mạ kẽm phổ biến được áp dụng trong các công trình xây dựng như lát cống sụt lún.

Giá thép tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp

Giá thép xây dựng trong nước vừa được điều chỉnh tăng mạnh lần thứ 2 liên tiếp với mức tăng cao nhất tới 710.000 đồng/tấn.

Sau đợt điều chỉnh tăng ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ ngày 30/1, nhiều doanh nghiệp thép lại thông báo tăng giá sản phẩm thép xây dựng với mức tăng từ 460.000-710.000 đồng/tấn.

Cụ thể, so với lần điều chỉnh 12/1, ở lần điều chỉnh này, Thép Việt Nhật là thương hiệu có mức tăng mạnh nhất với mức tăng 710.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện 2 sản phẩm này của Thép Việt Nhật đều có giá 15,58 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Hòa Phát cũng vừa điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Giá bán của 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Hòa Phát tại khu vực miền Bắc hiện lên mức 15,45 triệu đồng/tấn và 15,53 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Trung và miền Nam, thép cuộn CB240 của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng lần lượt 560.000 đồng/tấn và 460.000 đồng/tấn, giá bán lên mức 15,42 triệu đồng/tấn và 15,37 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu Thép Việt Ý tại miền Bắc tăng 500.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, kéo giá bán lên mức 15,4 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Ý tại miền Bắc cũng tăng 500.000 đồng/tấn, lên mức giá 15,5 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh tăng 500.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,2 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Đức tại miền Bắc tăng 600.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,5 triệu đồng/tấn.

Sản phẩm thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, lên mức 15,33 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Việt Sing tại miền Bắc cũng được điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn, giá tăng lên 15,43 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Tung Ho tại miền Nam cũng tiến hành tăng 460.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,53 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này hiện có giá 15,48 triệu đồng/tấn, tăng 610.000 đồng/tấn.

Trái ngược với giá thép trong nước, trên thị trường quốc tế, giá thép hôm nay có xu hướng giảm. Giá thép thế giới giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải vào sáng nay (31/1) giảm 34 Nhân dân tệ xuống mức 4.200 Nhân dân tệ/tấn.

Nguồn tin: Vietnamnet

Tín Hiệu Tích Cực Cho Ngành Sắt Thép Năn 2023?

Sau một thời gian dài liên tục lao dốc trước hàng loạt sức ép từ vĩ mô đến bài toán về nhu cầu, giá sắt thép trên thế giới đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Biến động của thị trường vẫn còn tiềm ẩn, song tín hiệu tích cực hứa hẹn sẽ thổi một làn gió mới cho ngành sắt thép trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Kỳ vọng về nhu cầu tại Trung Quốc kéo giá sắt thép phục hồi

Là nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho ngành sản xuất thép, quặng sắt đã lấy lại đà phục hồi đáng kể sau khi chạm đáy thấp nhất trong khoảng gần 3 năm vào hồi cuối tháng 10/2022. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 3/1, mặc dù nhiều kim loại cơ bản như đồng, nhôm, chì gặp áp lực bán mạnh, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1 niêm yết trên Sở Giao dịch Singapore (SGX) chỉ giảm nhẹ 0,01%. Chỉ số MXV-Kim loại đạt mức 1.809 điểm, tăng 0,06% so với phiên trước. Như vậy, trong 2 tháng trở lại đây, giá quặng sắt đã tăng khoảng 36%, chủ yếu do kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với bức tranh nhu cầu sẽ dần phục hồi trở lại trên thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 1

Bên cạnh chính sách kích thích của Trung Quốc cho thị trường bất động sản vốn đã gặp nhiều áp lực, động lực tăng của giá sắt càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế này tiến hành mở cửa trở lại. Điều đó giúp cho đà phục hồi đối với giá quặng sắt trở nên rõ rệt hơn kể từ đầu tháng 12 cho đến nay.

Cùng chung xu hướng đó, giá thép trên thế giới cũng bước vào nhịp tăng ấn tượng. Tính đến ngày 3/1/2023, giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Quốc đạt mức 4.138 NDT/tấn, tăng hơn 11% so với mức đáy thiết lập hồi đầu tháng 11. Mặc dù vẫn sẽ phải chịu những áp lực tiêu thụ nhất định trong ngắn hạn, do dịch bệnh cần phải đạt đỉnh trước khi hạ nhiệt, song niềm tin về sự nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc đã giúp các nhà máy tăng cường công suất hoạt động. Bên cạnh đó, một số nền kinh tế châu Á khác cũng đang được kỳ vọng sẽ giúp cho ngành thép lấy lại động lực phát triển.

Ấn Độ sẽ trở thành điểm sáng mới cho ngành thép trên thế giới

Theo Hiệp hội Thép Thế giới (WS), sản lượng thép tại Trung Quốc trong tháng 11/2022 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái trước một số tín hiệu đáng khích lệ từ gói kích thích trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đè nặng lên nhu cầu đã khiến sản lượng tích luỹ 11 tháng đầu năm 2022 vẫn giảm 1,4% so với cùng giai đoạn năm 2021. Trong khi đó, sản lượng thép tại Ấn Độ trong tháng 11 vừa qua ghi nhận mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước đó, đồng thời đà tăng khá bền vững đã giúp mức lũy kế sản lượng 11 tháng cũng tăng 6% so với năm 2021.

Sẵn sàng vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, Ấn Độ đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Do đó, nền kinh tế này đang nổi lên như một vị cứu tinh cho nhu cầu thép toàn cầu. Cũng theo dự báo của WS, nhu cầu thép tại Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế tiêu thụ sắt thép lớn. Con số này có thể sẽ lên tới 200 triệu tấn vào năm 2030, với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ bùng nổ.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 2

Với đà phục hồi của Trung Quốc hay sự nổi lên của thị trường Ấn Độ, đều là các đối thủ cạnh tranh rất lớn, ngành thép Việt Nam trong năm nay sẽ còn gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, sẽ vẫn có các cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu sắt thép xây dựng.

Ngành thép Việt Nam cần tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu

Ấn Độ sản xuất phần lớn lượng thép cho tiêu thụ nội địa, nhưng quốc gia này cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Chính phủ Ấn Độ cũng đang tìm cách hiện đại hóa hệ thống đường xá, mạng lưới đường sắt và cảng nhằm hướng tới phát triển một trung tâm sản xuất quy mô. Theo MXV, giai đoạn xây dựng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép, trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu thép xây dựng là thế mạnh chính của Việt Nam. Đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động thương mại quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng.

Tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép năm 2023? ảnh 3

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế khổng lồ này vẫn nhập khẩu một lượng thép đáng kể từ nước ta. Sau khi mở cửa trở lại, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ tất yếu, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mở rộng thị phần.

Ngoài ra, thị trường chính của Việt Nam vẫn sẽ là các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, chiếm tới 42% cơ cấu xuất khẩu thép. Mặc dù các áp lực kinh tế trước bài toán tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể sẽ là thách thức lớn, song xu hướng đa dạng hóa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại khu vực này cũng sẽ là tín hiệu tích cực cho nhu cầu sắt thép trong hoạt động công nghiệp, khai lối cho hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

                                                                                                                                                      Nguồn tin: Nhân dân

Giá Thép Xây Dựng Hôm Nay 30/12: Tiếp Tục Tăng Trên Sàn Giao Dịch

Ngày 30/12, thị trường thép trong nước không có biến động. Còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 4.053 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán từ ngày 24/12 tới nay, với thép cuộn CB240 ở mức 14.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép Việt Ý không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.700 đồng/kg; còn thép D10 CB300 có giá 15.000 đồng/kg.

Giá quặng sắt tăng vào 29/12 đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Giá quặng sắt tăng vào 29/12 đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Thương hiệu thép Việt Đức bình ổn giá bán, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.490 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.870 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 38 Nhân dân tệ, lên mức 4.053 Nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt tăng vào 29/12, với điểm chuẩn của sàn giao dịch Đại Liên tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng, đến từ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu lớn tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.

Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc DCIOcv1 giao tháng 5 đã kết thúc phiên giao dịch buổi sáng cao hơn 1,5% ở mức 844,5 Nhân dân tệ/tấn, sau khi ban đầu ở mức 846 Nhân dân tệ, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6.

Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng chuẩn tháng Giêng của nguyên liệu sản xuất thép SZZFF3 tăng 0,7% lên 113,90 USD/tấn.

Các nhà phân tích cho biết, kỳ vọng về nhu cầu từ các nhà máy thép của Trung Quốc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và Lễ hội mùa xuân, đặc biệt là giá quặng sắt trong ngắn hạn.

Các nhà phân tích của Huatai Futures lưu ý: “Tồn kho quặng sắt tại các nhà máy thép quá thấp… Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần, các nhà máy thép vẫn có nhu cầu bổ sung tiềm năng”.

Các nhà phân tích cho biết, tâm lý chung vẫn tích cực, đặc biệt là với triển vọng nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản được cải thiện. Một cố vấn hàng đầu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Bảy đã kêu gọi tăng cường chính sách bất động sản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Điểm chuẩn thép cũng tăng cao hơn. Thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SRBcv1 tăng 0,1%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,4%, trong khi cả thép dây SWRcv1 và thép không gỉ SHSScv1 đều tăng 0,7%.

Mysteel Research & Consulting cho biết họ kỳ vọng giá của các loại thép chính sẽ “không thay đổi so với kỳ vọng cao về các chính sách kích thích sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với một thị trường trì trệ”. Bên cạnh đó, các chuyên viên nghiên cứu cũng dự kiến ​​​​sự gián đoạn do sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động kinh tế cho đến quý đầu tiên của năm 2023.

Các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác của Đại Liên giảm, với than cốc DJMcv1 và than cốc DCJcv1 giảm lần lượt 0,7% và 0,5%.

                                                                                                                                          Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

 

Giá Thép Hôm Nay 26/12: Giá Thép Giảm Trở Lại Trên Sàn Giao Dịch

Giá thép hôm nay 26/12 ghi nhận giá thép giảm trở lại trên sàn giao dịch. Thép trong nước ổn định sau phiên điều chỉnh tăng giảm mạnh chiều 24/12.

Giá thép giảm trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 13 nhân dân tệ xuống mức 3.987 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 45 nhân dân tệ so với phiên giao dịch ngày hôm qua, xuống mức 3.937 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép trong nước điều chỉnh mạnh từ ngày 24/12.

Từ chiều 24/12, một số thương hiệu thép trong nước điều chỉnh tăng – giảm mạnh.

Giá thép Hòa Phát tăng mạnh

Từ ngày 24/12, thị trường thép trong nước biến động mạnh sau khi có sự điều chỉnh giá tăng-giảm ở một số thương hiệu thép lớn.

Trong lần điều chỉnh này, thép Hòa Phát tăng giá mạnh sản phẩm thép của mình, thép cuộn CB240 tăng lên mức 14,74 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 tăng lên mức 15,02 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Ý lại điều chỉnh giảm giá sản phẩm với dòng thép cuộn CB240, xuống mức 14,7 triệu đồng/tấn và với thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina cũng điều chỉnh giảm. Theo đó, đối với thép cuộn CB240 hiện đứng ở mức 16,06 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 đứng ở mức 16,06 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei miền Bắc vẫn giữ nguyên giá với hai dòng thép CB240 và D10 CB 300, ở mức 14,57 triệu đồng/tấn và 15,03 triệu đồng/tấn.

Còn thép Việt Nhật đồng loạt tăng giá với cả hai dòng thép, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14,67 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14,87 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Sing vẫn giữ nguyên giá với thép cuộn CB240 ở mức 14,62 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14,92 triệu đồng/tấn.

Sau khoảng gần 2 tháng giá thép đi ngang, đến đầu tháng 12, các doanh nghiệp thép rục rịch điều chỉnh giá thép, song các đợt tăng/giảm không đồng nhất. Trong vòng vài tuần qua nhiều thương hiệu đã điều chỉnh giá vài lần.

Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá thép so với đợt điều chỉnh gần nhất vào giữa tháng 10 và hôm nay mới điều chỉnh giá tăng lên. Thép Miền Nam cũng hôm nay mới điều chỉnh giá tăng lên với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15,33 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15,63 triệu đồng/tấn.

Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong đầu năm tới bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, nhu cầu thép năm tới có thể tăng mạnh hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho thép của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép VAS vào ngày 24/12 điều chỉnh giá thép, với thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.670 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thương hiệu thép Hòa Phát ngày 24/12 điều chỉnh giá thép, với thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.740 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.700 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.000 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.490 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.

Thép Việt Nhật điều chỉnh giá, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.870 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.670 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.710 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.860 đồng/kg.

Thép Miền Nam, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.630 đồng/kg.

                                                                                                                                               Nguồn tin: Công thương

Giá Thép Hôm Nay 23/12: Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá thép trong nước hôm nay 23/12 ghi nhận thị trường trong nước ổn định từ sau phiên điều chỉnh giá ngày 8/12. Giá thép thế giới tiếp tục tăng vượt mốc 4.000 NDT/tấn trên sàn giao dịch…

Giá thép miền Bắc

Thương hiệu thép VAS đã điều chỉnh giá thép, với thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.

Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.750 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.050 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.280 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.090 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.

Thép Việt Nhật điều chỉnh giá, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.820 đồng/kg.

Giá thép miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.

Giá thép miền Nam

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.620 đồng/kg.

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.170 đồng/kg.

Thép Miền Nam, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.1530 đồng/kg.

Thép trong nước ghi nhận một tín hiệu lạc quan, Tập đoàn Hòa Phát vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 10.000 tấn thép dây cuộn sang châu Âu. Thời gian giao hàng dự kiến trong tháng 2/2023, xuất từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất – Quảng Ngãi. Lô hàng thép dây cuộn sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM Mỹ, carbon thấp. Sản phẩm được dùng để rút dây hoặc làm lưới thép (wiremesh) thông dụng.

Trước đó, mặt hàng thép dài của Hòa Phát đã xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, châu Á, châu Phi, châu Úc. Với đơn hàng châu Âu này, sản phẩm thép dài của Hòa Phát đã có mặt ở cả 5 châu. Việc khai thác các thị trường mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Ngoài hàng thép dài, Hòa Phát đã xuất khẩu thép dẹt (HRC), tôn đi châu Âu.

Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín, sản xuất thép từ quặng theo công nghệ lò cao, Hòa Phát cung cấp cho thị trường mác thép đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác nước ngoài và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Giá thép thế giới

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 24 nhân dân tệ lên mức 4.002 NDT/tấn. Theo đà tăng của giá thép, giá quặng sắt kỳ hạn của Trung Quốc cũng tăng, phục hồi trở lại sau hai ngày giảm.

Hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã kết thúc giao dịch trong ngày cao hơn 3,6% ở mức 829 NDT/tấn (tương đương 118,88 USD/tấn).

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), giá quặng sắt chuẩn giao tháng 1/2023 tăng 2,1% lên 111,60 USD/tấn.

Nguyên nhân của việc tăng giá này được cho là thông tin Tập đoàn China Evergrande – tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã tái hoạt động một số dự án bất động sản sau một thời gian dài suy thoái.

                                                                                                                                                        Nguồn tin: Pháp luật

NGành Thép Việt Nam Nỗ Lực Tìm Điểm Sáng Trong Năm 2023

Chuyên gia ngành thép nhận định việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sẽ là “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp thép, giúp tạo “điểm sáng” bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và nhu cầu thép trong suốt năm 2022 vừa qua được đánh giá chưa thực sự tốt, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do chi phí tăng cao, giá thép biến động mạnh và lượng hàng tồn kho lớn.

Tiêu thụ sụt giảm

VSA cho biết, trong 11 tháng năm 2022, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại; trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng thép.

Giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh. Cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý 2 và quý 3/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm từ 50-60% so với hồi quý 1/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.

Trên thế giới, một số tập đoàn thép lớn có kế hoạch đóng cửa lò cao và tại Việt Nam, các nhà máy thép lớn cũng đã phải dừng hoạt động lò cao như Hòa Phát, Formosa, Tisco… hoặc giãn kế hoạch sản xuất như Thép Miền Nam, Maruichi Sunsco…

Sản xuất thép xây dựng trong tháng 11 tiếp tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021 do một số công ty thép cắt giảm sản xuất. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11 đạt 682.000 tấn, giảm 5,28% so với tháng trước và giảm 37,2% so với tháng 11/2021.

Tiêu thụ thép giảm mạnh 22,73% và chỉ đạt hơn 874.000 tấn, ngang bằng với cùng thời điểm năm 2021; trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 97.000 tấn, giảm hơn 52% so với tháng 11/2021.

Sự sụt giảm của thị trường tiêu thụ khi thị trường bất động sản chững lại, biến động tỷ giá ngoại tệ… khiến nhiều nhà máy trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao.

Các nhà máy có kết quả kinh doanh giảm sút do cạnh tranh về giá bán và thị phần, hiện nay đã tạm ngưng việc giảm giá bán. Các công ty thương mại, nhà phân phối hạn chế mua vào, giao dịch kém đi, chủ yếu nhắm đến việc thu hồi công nợ do thời điểm gần về cuối năm.

Ở trong nước, sức ép nhu cầu tiêu thụ yếu và chậm của thị trường nội địa đã khiến giá thép xây dựng tiếp tục điều chỉnh giảm. bên cạnh đó, diễn biến đi xuống của giá nguyên liệu đầu vào cũng là một trong những yếu tố để các nhà sản xuất điều chỉnh giá bán thép xây dựng.

Sự phục hồi của nhu cầu bị cản trở bởi áp lực từ diễn biến tăng lãi suất. Các ngân hàng siết chặt tín dụng, thị trường bất động sản khó khăn kéo dài, tâm lý thận trọng của khách hàng trước các dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến giá thép xây dựng đã liên tiếp điều chỉnh giảm thời gian qua, VSA nhận định.

Trước những khó khăn trên, theo báo cáo của Tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn này trong tháng 11 chỉ sản xuất 384.000 tấn thép thô, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái; tiêu thụ các sản phẩm thép đạt 443.000 tấn, giảm 30%; trong đó, thép xây dựng tăng 20% so với tháng 10 nhưng vẫn giảm 7% so với cùng kỳ 2021, còn thép cuộn cán nóng (HRC) giảm mạnh hơn, khoảng 12%.

Tính chung trong tháng 11/2022, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 10,78% so với tháng 10 và giảm gần 37% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép đạt hơn 1,9 triệu tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ.

Lũy kế 11 tháng qua, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 11,3% so với cùng kỳ; tiêu thụ đạt hơn 25 triệu tấn, giảm 6,8%; trong đó xuất khẩu đạt hơn 5,7 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ.

“Điểm sáng” có đến từ đầu tư công?

Theo kế hoạch năm 2023, chủ trương của Chính phủ là tập trung đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, quyết tâm rất cao của Chính phủ thể hiện rất rõ là nguồn vốn luôn sẵn sàng, đồng thời luôn đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, đây được coi là “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp thép, giúp tạo “điểm sáng” bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.

Dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2023, tăng 34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Nganh thep Viet Nam no luc tim diem sang trong nam 2023 hinh anh 2Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Gang thép Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Ông Sưa cho rằng, để giúp thị trường thép phục hồi, Chính phủ và các địa phương, bộ, ngành cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công cũng như triển khai hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực để phát triển. Trong năm qua, chúng ta chỉ giải ngân được hơn 58,3% số vốn, như vậy là còn nhiều vấn đề cản trở.

Nhận định của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho thấy, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng trở lại khoảng 1% trong năm 2023 nhờ động lực là đầu tư công cũng như tình hình thiếu hụt năng lượng đã được kiểm soát trên thế giới; trong đó, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Đây được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam trời thời gian tới.

Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Theo dự báo của VSA, tình trạng khó khăn, thua lỗ của doanh nghiệp thép kéo dài hết quý 4 và có thể sẽ còn tiếp tục trong đầu năm 2023 do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất; các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.

Nhưng với các giải pháp mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án xây dựng, giao thông… thị trường thép vẫn nhìn thấy những “điểm sáng” trong năm 2023.

Như thông tin từ Hòa Phát cho biết, tiêu thụ thép xây dựng trong nước dù phục hồi nhẹ so với tháng trước nhưng thị trường xuất khẩu giảm hơn 70% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các sản phẩm thép hạ nguồn cũng gặp khó khăn do thị trường trầm lắng.

Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 7 triệu tấn thép thô, giảm 6% so với 11 tháng 2021. Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép, HRC đạt hơn 6,6 triệu tấn, cùng giảm 6%, chủ yếu do không có đơn hàng xuất khẩu phôi thép như năm trước.

Để giảm bớt khó khăn, tập đoàn này đang tập trung quản trị chặt chẽ hàng tồn kho để giảm bớt gánh nặng cho nhu cầu vốn lưu động và nợ vay ngắn hạn.

Đối với xuất khẩu, khi nhu cầu tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang yếu, Hòa Phát tập trung khai thác các thị trường khác ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát và suy thoái kinh tế như khu vực Đông Nam Á và một số nước khác ở châu Á…/.

                                                                                                                                                        Nguồn tin: Vietnam+

Thị Trường Thép Mỹ Dự kiến Không Bị Ảnh Hưởng Từ Phán Quyết Của WTO Đối Với Thuế Quan Mục 232

Ngành thép của Mỹ gần như đã bác bỏ phán quyết gần đây của Tổ chức Thương mại Thế giới chống lại thuế quan Mục 232 đối với thép và nhôm nhập khẩu và không cho rằng nó sẽ có nhiều tác động, nếu có, đến thị trường.

WTO vào thứ Sáu ngày 9/12 đã ra phán quyết chống lại Mỹ trong các thách thức do Na Uy, Trung Quốc, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, kết luận rằng thuế quan theo Mục 232 vi phạm các quy tắc của WTO vì chúng không được áp dụng “trong thời gian chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế”.

Chính phủ Mỹ đã phản đổi phán quyết.

“Mỹ cực lực phản đối cách giải thích và kết luận thiếu sót trong báo cáo của WTO liên quan đến những thách thức đối với các biện pháp theo Mục 232 của Mỹ đối với thép và nhôm do Trung Quốc và các nước khác đưa ra,” trợ lý đại diện thương mại Hoa Kỳ Adam Hodge cho biết vào tuần trước. Mỹ đã giữ quan điểm rõ ràng và dứt khoát trong hơn 70 năm rằng các vấn đề an ninh quốc gia không thể được xem xét trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO và WTO không có thẩm quyền đánh giá lại khả năng của một thành viên WTO trong việc đáp ứng một loạt các vấn đề về các mối đe dọa đối với an ninh của nó.

Phản ứng của ngành thép

Các nhà sản xuất thép và hiệp hội thương mại trong nước hầu hết không tán thành quyết định của WTO.

Leon Topalian, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Nucor cho biết: “Quyết định gần đây của WTO là một ví dụ nữa về việc phản ứng thái quá và càng làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO”.

Mục 232 đã giảm “sự gia tăng liên tục” trong nhập khẩu đe dọa ngành công nghiệp trong nước và khuyến khích đầu tư hơn 22 tỷ đô la vào sản xuất thép mới, mở rộng và khởi động lại kể từ tháng 3/2018, theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Sắt thép Hoa Kỳ Kevin Dempsey.

Ông nói: “Thật không may, cuộc khủng hoảng thừa công suất thép toàn cầu tiếp tục gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép trên toàn thế giới, với công suất dư thừa ước tính vượt quá 562 triệu tấn vào năm 2022 — gấp hơn sáu lần tổng sản lượng thép của Mỹ”.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thép Philip K Bell cho biết: “Cuối cùng, những báo cáo WTO này không thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến nhiệm vụ của Mục 232. Chúng tôi rất vui khi thấy phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Biden đối với cách giải thích sai lầm này và sự ủng hộ của họ đối với các nhà sản xuất thép trong nước.”

Liên minh Sản xuất Mỹ Scott Paul lưu ý rằng “ngành thép trong nước phát triển mạnh là điều cần thiết cho an ninh quốc gia. Sau khi được thực hiện, Mục 232 đã dẫn đến sự hồi sinh trong lĩnh vực thép của Hoa Kỳ, bao gồm hàng tỷ đô la đầu tư mới và tạo ra hàng nghìn việc làm mới, được trả lương cao. Nó phải được duy trì chừng nào cuộc khủng hoảng dư thừa thép toàn cầu vẫn chưa được giải quyết.”

Tuy nhiên, Liên minh các nhà sản xuất và người sử dụng kim loại Mỹ ủng hộ quyết định của WTO và kêu gọi chấm dứt thuế quan.

 

“Các nhà sản xuất Mỹ đã trả hàng tỷ đô la tiền thuế trong vài năm qua, số tiền có thể được sử dụng để thuê nhân công, đầu tư vốn và nghiên cứu và phát triển – tất cả các yếu tố quan trọng để lĩnh vực sản xuất phát triển và phục hồi sau những thách thức của Covid-19. 19 đại dịch, tổ chức cho biết. “Thuế quan ‘an ninh quốc gia’ theo Mục 232 đối với thép và nhôm nhập khẩu đang gây tổn hại cho lĩnh vực sản xuất của Mỹ, và đặc biệt là các công ty thép và nhôm ở hạ nguồn của Hoa Kỳ mua các sản phẩm này, dù là hàng nhập khẩu hay trong nước.”

Theo nhà phân tích Kim Leppold của Fastmarkets, thuế quan có lợi cho các nhà đầu tư và nhà sản xuất thép của Mỹ, nhưng không nhất thiết có lợi cho những người mua từng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

“Mục 232 đã mở ra cánh cửa cho năng lực mới mà chúng ta đang thấy ở thị trường Mỹ hiện nay – mang lại cho các nhà sản xuất thép và nhà đầu tư niềm tin rằng các khoản đầu tư của họ sẽ không bị cắt giảm bởi lũ nhập khẩu – nhưng nó không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho tất cả mọi người,” bà nói . “Các cơ sở đang gặp khó khăn vẫn gặp khó khăn — hiện đang cạnh tranh với các nhà cung cấp trong nước hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn — và người mua, đặc biệt là các loại chuyên biệt hơn, gặp khó khăn hơn trong việc có được thứ họ cần hoặc phải trả nhiều tiền hơn. Thêm vào đó là ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đối với thị trường và nguồn cung cấp, và nó không phải là màu hồng cho tất cả mọi người.”

Phản ứng của người tham gia thị trường

Những người tham gia thị trường cho biết quyết định của WTO sẽ có ít hoặc không có tác động đến thị trường thép trong nước, đặc biệt là do chính phủ Mỹ từ chối công nhận nó.

Theo một nguồn tin thương nhân phía đông, chính phủ Mỹ có thể chọn chính thức kháng cáo phán quyết, nhưng việc WTO thiếu quyền thực thi phán quyết đó có nghĩa là việc kháng cáo là không thực sự cần thiết để ngăn phán quyết đó tác động đến các điều kiện thị trường.

“Là một quốc gia, chúng tôi không đồng ý với phán quyết của WTO, vì vậy nó không được cân nhắc nhiều,” một nguồn tin thương nhân Bờ Tây cho biết. “Tôi không thấy đất nước của chúng ta làm bất cứ điều gì khác biệt.”

Leppold nói: “Nếu WTO không thể buộc Mỹ tuân thủ phán quyết, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì nhiều cho thị trường, vì nó sẽ được kinh doanh như bình thường.”

Và, lưu ý đến sự tham gia của Trung Quốc vào tranh chấp, nhà phân tích Phil Gibbs của KeyBanc nói với Fastmarkets: “Có điều gì đó về mặt chính trị đang diễn ra trong thép, và nếu Trung Quốc ngả mũ trước Mỹ, điều đó sẽ khiến họ im lặng.”

Đánh giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu ddp Houston là 640-660 USD/tấn vào thứ Tư, ngày 7/12, giảm 51.49% so với mức 1,300-1,380 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái . Đánh giá đứng ở mức 595-600 USD/tấn vào ngày 13/12/2017.

                                                                                                                                                   Nguồn tin: satthep.net

GIÁ THÉP HÔM NAY 16/12: Giá thép bật tăng mạnh, vượt mốc 4.000 nhân dân tệ

Giá thép hôm nay 16/12 ghi nhận giá thép bật tăng mạnh lên mức 4.015 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch. Giá thép trong nước ổn định sau phiên điều chỉnh 8/12.

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải bật tăng mạnh lên mức 4.015 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch.

Giá quặng sắt cũng tăng theo giá thép. Giá quặng sắt giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng 0,6% lên 802,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 115,31 USD/tấn).

Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 0,5% lên 3.950 nhân dân tệ/tấn.

Tại thị trường trong nước, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 11 vừa qua, trong nước đã xuất khẩu tổng cộng 587.100 tấn sắt thép các loại, trị giá 470,1 triệu USD. So với tháng 10, xuất khẩu sắt thép đã tăng 10,4% về lượng và 8,2% về giá trị, đánh dấu tháng tăng đầu tiên cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu sau nhiều tháng giảm liên tiếp.

Giá thép trong nước ngày 16/12 ghi nhận ổn định sau phiên điều chỉnh chiều 8/12.

Giá thép miền Bắc hôm nay

Từ chiều 8/12, thương hiệu thép VAS đã điều chỉnh giá thép, với thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.

Giá thép hôm nay 16/12: Giá thép bật tăng mạnh, vượt mốc 4.000 nhân dân tệ
Giá thép Hòa Phát vẫn không đổi hơn 2 tháng qua

Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.

Giá thép hôm nay 16/12: Giá thép bật tăng mạnh, vượt mốc 4.000 nhân dân tệ
Diễn biến giá thép Việt Ý

Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.750 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.050 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.280 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.090 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.

Thép Việt Nhật điều chỉnh giá, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.820 đồng/kg.

Giá thép miền Trung hôm nay

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.

Giá thép miền Nam hôm nay

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.620 đồng/kg.

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.170 đồng/kg.

Thép Miền Nam, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.1530 đồng/kg.

                                                                                                                                                   Nguồn tin: Công thương