Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng

Địa điểm: xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Thực hiện theo hình thức EPC (Thiết kế – Cung cấp vật tư thiết bị – Xây dựng lắp đặt) với tổ hợp Nhà thầu là Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2 và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương.

Quy mô nhà máy: Nhà máy có quy mô 01 tổ máy với công suất 600 MW . Nhà máy gồm 01 tổ máy với cấu hình 01 lò + 01 Tua bin + 01 máy phát, Công nghệ sử dụng với thông số hơi trên tới hạn đốt than nhập khẩu.
Tổng mức đầu tư:  khoảng 1,104 tỷ USD (tương đương 24 nghìn tỷ VN đồng), dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng dự kiến hàng năm cung cấp cho hệ thống điện khoảng 3,6 tỷ kWh.

Dự án cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ dung vào tổng sơ dồ quy hoạch điện 7 và danh mục các công trình đầu tư cấp bách giai đoạn 2013-2020 tại Văn bản số 289/TTg-KTN ngày 27/02/2015.
Theo kế hoạch, sau lễ khởi công chủ đầu tư và tổ hợp nhà thầu sẽ triển khai ngay công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị của tổ máy. Dự kiến Nhà máy sẽ được đưa vào vận hành sau 45 tháng (quý 4 năm 2019).

 

 

 

 

 

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất

     Tổng vốn đầu tư: 52.000 tỷ đồng, được thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và sản phẩm dẹt là thép cuộn cán nóng.

        Hòa Phát áp dụng công nghệ lò cao khép kín tương tự mô hình đã triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương, nhưng ưu việt hơn, thiết bị hiện đại hơn được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất than coke bằng công nghệ dập coke khô, thu hồi hoàn toàn nhiệt và khí thải, tận dụng triệt để sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Toàn bộ nguồn nước sản xuất cũng được sử dụng tuần hoàn, không xả ra môi trường.

      Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ bao gồm hệ thống cảng biển nước sâu cho phép tàu trên 100.000 tấn cập bến, dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đi các thị trường trong và ngoài nước.

     Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 152/TTg-CN, ngày 25/1/2017 và được tỉnh Quảng Ngãi trao chứng nhận đầu tư vào 6/2/2017.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai trong 24 tháng từ tháng 2/2017, công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao.

Giai đoạn 2 của dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ khí chế tạo, được triển khai ngay từ tháng 8/2017. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2019.

 

 

 

 

Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay

Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay

Chủ đầu tư: Tập đoàn Empice

Vị trí: đường Trường Sa, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.

Với tổng diện tích khoảng 31ha bao gồm bãi biển trải dài 600m, dự án Cocobay được thiết kế, đầu tư nhiều hạng mục có quy mô lớn như sân khấu biểu diễn trong có sức chứa 1200 chỗ,  sân khấu biểu diễn ngoài trời quy mô 2000 chỗ, quảng trường du lịch.

Ngoài ra, Cocobay sở hữu tuyến phố đi bộ dài nhất Việt Nam; Câu lạc bộ bờ biển Beach Club; Đại nhà hàng; hệ thống lưu trú đẳng cấp Condotel và khách sạn Boutique cùng hàng trăm tiện ích và dịch vụ giải trí khác… Dự kiến, Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay giai đoạn 1 sẽ chính thức hoàn thành vào năm 2017.

Dự án nhà máy bia Heineken Quảng Nam

NHÀ MÁY HEINEKEN QUẢNG NAM GREENFIELD

Dự kiến nhà máy hoàn thành và sản xuất mẻ bia đầu tiên vào năm 2017. Nhà máy BVL Quảng Nam sẽ là nhà máy bia hiện đại nhất khu vực, với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sau khi hoàn thành, BVL sẽ sản xuất 120 triệu lít bia mỗi năm, tăng hơn 5 lần so với năm 2015.

Vị trí: Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Điện Bản, Quảng Nam

Chủ đầu tư: Công ty VBL Quảng Nam

Tổng vốn đầu tư: 72.000.000 USD

Diện tích: 7,6ha.

Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu quặng sắt từ Ấn Độ

Giá quặng sắt đã tăng trên toàn thế giới vào năm 2019, đạt xấp xỉ 925 USD / tấn vào ngày 16/ 7, tạo ra kỷ lục mới nhất kể từ năm 2014.

Tại Trung Quốc, trong khi giá quặng sắt tăng, nhập khẩu hàng tháng trong tháng 6 đã giảm 9.7% so với năm trước, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016.

Giá quặng sắt tăng bất thường đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ trong ngành thép Trung Quốc. Một nhóm điều tra đã được thành lập bởi 8 doanh nghiệp thép lớn để xác định xem có bất kỳ yếu tố phi thị trường nào tồn tại trong giá tăng không.

Là quốc gia tiêu thụ quặng sắt lớn nhất, Trung Quốc đã chuyển đổi chiến lược mua, từ nhập khẩu chủ yếu từ Úc sang mở rộng phạm vi nhập khẩu, bắt đầu xem xét thêm các quốc gia khác, bao gồm Brazil, Nam Phi, Congo, và đặc biệt là Ấn Độ.

Theo thống kê, nhập khẩu tại cảng chính ở Ấn Độ đã tăng 15.33% từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm tài chính 2019-2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Dưới sự biến động của giá quặng sắt, nhu cầu về quặng sắt Ấn Độ đã tăng ổn định.

Nguồn tin: Satthep.net

Lợi nhuận ròng của tập đoàn thép Hàn Quốc tăng 17% trong quý 2

Lợi nhuận ròng của Tập đoàn thép Hàn Quốc (POSCO) trong quý 2 năm nay đạt 681,4 tỷ won (khoảng 577 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép được sản xuất tại nhà máy ở Incheon của Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tập đoàn thép Hàn Quốc (POSCO) vừa cho biết lợi nhuận ròng quý 2 này của hãng đã tăng khởi sắc, chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả của các chi nhánh thuộc nhà sản xuất thép hàng đầu của Hàn Quốc này.

Theo đó, lợi nhuận ròng của POSCO trong quý 2 năm nay đạt 681,4 tỷ won (khoảng 577 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, lợi nhuận hoạt động trong quý này chỉ đạt 1.060 tỷ won, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng 1,5% lên 16.300 tỷ won.

POSCO cho biết hoạt động kinh doanh chủ chốt của hãng đã suy giảm, song hoạt động tại các chi nhánh của hãng đã ghi nhận kết quả khởi sắc, qua đó giúp mang lại lợi nhuận khá cho toàn bộ hoạt động của POSCO.

Đồng won yếu đã đẩy giá thép đi lên, nhưng giá quặng sắt, các nguyên liệu thô khác và chi phí gia tăng đã làm giảm thu nhập hoạt động.

Trong quý 2 này, POSCO đã bán 8,7 triệu tấn các sản phẩm thép, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

POSCO cũng đã nâng mục tiêu đạt doanh số bán các sản phẩm thép trong năm nay từ 35,7 triệu tấn lên 36,2 triệu tấn

Nguồn tin: Vietnambiz

TT sắt thép thế giới 11/6/2019: Quặng sắt tại Đại Liên tăng do nguồn cung giảm

Nguồn cung giảm sẽ kéo dài trong ngắn hạn. Dự trữ quặng sắt nhập khẩu chạm mức thấp nhất 2,5 năm. Dự trữ thép tiếp tục giảm trong tuần trước đó.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 353,74 điểm hôm 10/6/2019, tăng 0,97% tương đương 3,4 điểm so với chỉ số trước đó hôm 6/6/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 312,34 điểm, giảm 0,04% tương đương 0,14 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 361,57 điểm, tăng 1,14% tương đương 4,07 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 11/6/2019 tăng hơn 4%, do dự kiến các công ty khai thác quặng lớn sẽ không thể mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh, với sản lượng thép duy trì ở mức cao trong những tháng tới.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 3,9% lên 745,5 CNY (107,79 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch tăng 4,2% lên 747,5 CNY/tấn.

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2019 tăng từ mức thấp nhất 18 tháng trong tháng 4/2019, song vẫn giảm so với tháng 5/2018, do gián đoạn sản xuất tại Brazil và xuất khẩu của Australia suy giảm.

Trong khi giá thép Trung Quốc giảm do lo ngại nhu cầu trong dài hạn, song giá thép vẫn ở mức mà các nhà máy thép thu lợi nhuận.

Nhà phân tích thuộc Huatai Futures cho biết: “Nguồn cung thắt chặt không có khả năng giảm trong ngắn hạn, song nhu cầu quặng sắt sẽ vẫn tăng mạnh mặc dù lợi nhuận biên của các nhà máy thép ở mức khiêm tốn”.

Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống 121,6 triệu tấn, thấp nhất trong 2,5 năm, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Trong khi công suất sản xuất của các nhà máy thép Trung Quốc vẫn ở mức tương đối cao 71,44% trong tuần tính đến ngày 7/6/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết nhu cầu kim loại màu tăng mạnh, mặc dù các nhà máy thép tại thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – yêu cầu cắt giảm sản lượng trong tháng 6/2019.

Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải tăng 1,9% lên 3.772 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng – thép tấm dùng trong sản xuất – tăng 1,6% lên 3.614 CNY/tấn.

Dự trữ thép của các thương nhân Trung Quốc tiếp tục giảm trong tuần trước, giảm 1,2% xuống 10,89 triệu tấn, với dự trữ thanh cốt thép đạt 5,39 triệu tấn và thép cuộn cán nóng đạt 2,09 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Tuy nhiên, Baoshan Iron & Steel 600019.SS – công ty sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc cho biết – sẽ cắt giảm giá thép cuộn cán nóng giao hàng tháng 7/2019 thêm 100 CNY/tấn, dấu hiệu cho thấy nhu cầu suy giảm.

Các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng cùng với giá thép tăng. Giá than luyện cốc tại Đại Liên tăng 1% lên 1.413 CNY/tấn, và giá than cốc tăng 0,8% lên 2.148 CNY/tấn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt thuế quan khác đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nếu ông không thể đạt được thỏa thuận thương mại với chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 vào cuối tháng này. Điều này sẽ là triển vọng không mấy sáng sủa đối với nhu cầu thép trong nửa cuối năm nay.

Các thông tin khác:

Thép dây: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép dây của nước này trong tháng 3/2019 đạt 3.600 tấn, giảm 25,5% so với tháng 2/2019 và giảm 56,8% so với tháng 3/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD.

Trong số đó, hầu hết thép dây của Mỹ được xuất khẩu sang Canada đạt 2.400 tấn.

Mặt khác, nhập khẩu thép thanh cán nóng của Mỹ đạt 67.500 tấn trong tháng 4/2019, tăng 6,7% so với tháng 3/2019 và giảm 47,8% so với tháng 4/2018. Kim ngạch nhập khẩu đạt 66,4 triệu USD. Trong số đó, hầu hết nhập khẩu từ Canada đạt 22.000 tấn, các nguồn nhập khẩu khác bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc đạt 20.000 tấn và 8.000 tấn theo thứ tự lần lượt.

Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 1/6/2019, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,88 triệu tấn, giảm 0,8% so với tuần trước đó, trong khi tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 80,6%, giảm 0,6% so với tuần trước đó song tăng 3,2% so với cùng tuần năm ngoái.

Tính đến tuần kết thúc ngày 8/6/2019, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 43,1 triệu tấn năm 2019, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 81,5%, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn tin: Vinanet

Giá thép tăng dựa vào chênh lệch nguồn cung ở Hàn Quốc

Hai nhà sản xuất thép hàng đầu của Hàn Quốc là POSCO và Hyundai Steel Co., Ltd. (HSC) đã buộc phải ngừng sản xuất trong 10 ngày vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Nó đã được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 1 triệu tấn thép thô, sẽ có lợi cho các nhà cung cấp Trung Quốc và Đài Loan.

Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rằng nếu cả POSCO và HSC không thể giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trước thời hạn, lệnh trừng phạt sẽ kéo dài thêm 30 ngày nữa. Điều đáng chú ý, vẫn chưa có công nghệ để giải quyết vấn đề khí thải.

Nguồn tin: Satthep.net

Vai trò của cốt thép khi đổ bê tông

Chắc như bê tông cốt thép

Hầu hết các công trình xây dựng đều yêu cầu cao về khả năng chịu sự khắc nghiệt của thời tiết. Đặc biệt, đối với khí hậu ở Việt Nam, thường xuyên xảy ra mưa bão, lũ lụt thì càng đòi hỏi khắt khe hơn. Do vậy, các vật liệu xây dựng tham gia vào cấu tạo nên công trình buộc phải đáp ứng nghiêm ngặt về độ cứng, khả năng chịu nén, chịu kéo. Đây cũng chính là lý do mà bê tông và cốt thép luôn đi cùng với nhau. 

 bê tông cốt thép 

Kết hợp cốt thép và bê tông lại với nhau, năng lực chịu tải của chúng ngay lập tức tăng lên 20 lần. Ảnh minh họa.

Xi măng sau khi trộn với cát, đá dăm và nước sẽ kết cứng lại, có khả năng chịu được sức nén cao, tuy nhiên khả năng chịu lực kéo lại thấp. Một mẩu xi măng to bằng đầu ngón tay có thể chịu được lực nén từ 30 – 600kgl, thế nhưng chỉ chịu được lực kéo 5 – 30kgl, hai cái chênh nhau gần 15 lần. Cốt thép chịu lực nén và lực kéo đều tốt, cường độ chịu kéo của nó lớn hơn bê tông 180 lần. Kết hợp hai vật liệu lại với nhau, năng lực chịu tải của chúng ngay lập tức tăng lên 20 lần. 

Việc kết hợp giữa bê tông và cốt thép tạo nên sức mạnh cộng hưởng. Cốt thép bù trừ cho khả năng chịu kéo kém của bê tông. Cả hai kết hợp tạo thành một kết cấu bê tông cốt thép vững chắc, khó phá dỡ. 

Nguồn: Vatlieuxaydung.org.vn