E-Sheng Đài Loan giữ giá thép không đổi trong tuần này

E-Sheng Steel Co., Ltd. (ESS), một trong những nhà sản xuất thép tại Đài Loan đã tuyên bố giữ giá thép không đổi trong tuần này do lo ngại về nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất mới chưa hoàn thành.

E-Sheng quyết định không thay đổi giá trong tuần này. Do đó, dự đoán rằng nhu cầu mua thép hình ổn định gần đây.

Như vậy, giá E-Sheng cho thép hình V cỡ nhỏ là 20.000-21.000 Đài tệ/ tấn; đối với thép hình chữ U là 20.000 Đài tệ/tấn; đối với thanh dẹt 38 * 4.5mm là 20.200 -22.100 Đài tệ/tấn; đối với một số kích cỡ nhất định của thanh dẹt là 19.700 Đài tệ/tấn; đối với sắt tròn là 21.300 Đài tệ/tấn.

Nguồn tin: Satthep.net

 

 

TT sắt thép thế giới ngày 22/5/2020: Giá quặng sắt tại Trung Quốc có tuần tăng mạnh

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng phiên thứ 8 liên tiếp, tại Singapore tăng. Trung Quốc cam kết chi tiêu cao hơn tại buổi khai mạc quốc hội hàng năm.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 351,14 điểm hôm 21/5/2020, tăng 0,74% tương đương 2,6 điểm so với chỉ số trước đó hôm 20/5/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 319,11 điểm, tăng 0,08% tương đương 0,27 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 357,2 điểm, tăng 0,86% tương đương 3,04 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 22/5/2020 tăng hơn 3% và có tuần tăng mạnh nhất 11 tháng, khi Trung Quốc cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế và lo ngại về nguồn cung quặng sắt từ Brazil thắt chặt.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 3,2% lên 734 CNY (103,18 USD)/tấn, tăng phiên thứ 8 liên tiếp.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 6/2019. Trên sàn Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,8% lên 96,29 USD/tấn.

Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu thế giới – sẽ đẩy mạnh chi tiêu tài chính nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.

Nhu cầu quặng sắt thị trường nội địa gia tăng và kỳ vọng chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng bởi chính phủ Trung Quốc, đã thúc đẩy giá quặng sắt kỳ hạn và giao ngay tăng.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 98,7 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 6/8/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

“Nhu cầu quặng sắt tiếp tục tăng lên mức cao”, Sinosteel Futures Co Ltd trích dẫn điều tra của công ty tư vấn Mysteel đối với 247 nhà máy thép Trung Quốc hoạt động lò cao tăng cao trong tuần này (90,49%) và dự trữ tại các cảng giảm.

Ngoài ra, giá quặng sắt còn được hỗ trợ bởi sự gián đoạn nguồn cung từ Brazil – bị ảnh hưởng bởi virus corona.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép giảm 0,3%, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% và giá thép không gỉ giảm 1,2%.

Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 1,1% và giá than cốc giảm 0,8%.

Các thông tin khác:

Thép thô: Trong tháng 4/2020 Trung Quốc đã sản xuất 85 triệu tấn thép thô, tăng 0,2% so với tháng 4/2019, sản lượng trung bình ngày đạt 2,83 triệu tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô Trung Quốc đạt 319,5 triệu tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, sản lượng thép Trung Quốc đạt 107 triệu tấn, tăng 3,6% sov ới tháng 4/2019. Sản lượng thép trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 374,4 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản phẩm thép: Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép từ ngày 20/5 đến 30/9/2020.

Trong số đó, thép tấm cán nóng theo mã HS 7208 9080 1012 và 7208 9080 2012 áp dụng mức thuế 14%, thép tấm cán nguội có mã HS 7208 9080 áp dụng mức thuế 10% và thép tấm hợp kim có mã HS 7225 9900 0090 áp dụng mức thuế 11%.

Thép dây hợp kim có mã HS 7229 2000 0012, 7229 9050 0012 và 7229 9090 0012 và thép ống mã HS 7304 và 7306 được áp dụng mức thuế 10%. Mức thuế sản phẩm thép sẽ giảm 5% từ tháng 10/2020. Việc tăng thuế nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm thép quá mức. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

 

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng

Nhập khẩu quặng sắt trong tháng 4/2020 đạt 95,71 triệu tấn so với 85,91 triệu tấn tháng trước đó. Nhập khẩu quặng sắt trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 358 triệu tấn so với 340 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc giảm, nhập khẩu tăng.

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng 11,4% so với tháng 3/2020 do nhu cầu từ các nhà sản xuất thép tăng mạnh, khi các lĩnh vực hạ nguồn trở lại hoạt động sau khi đóng cửa để ngăn chặn đại dịch virus corona.

Nhập khẩu quặng sắt trong tháng 4/2020 đạt 95,71 triệu tấn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết. Con số này so với 85,91 triệu tấn nhập khẩu trong tháng 3/2020 và 80,77 triệu tấn tháng 4/2019, khi xuất khẩu từ công ty khai thác hàng đầu Vale Brazil bị gián đoạn sau thảm họa vỡ đập.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 358,4 triệu tấn quặng sắt, tăng 5,3% so với 340,21 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu từ Refinitiv cho biết, nhập khẩu quặng sắt trong tháng 4/2020 từ Brazil tăng 12,7% so với tháng 3/2020, trong khi nhập khẩu từ Australia tăng 0,7%.

Đại dịch virus corona lây lan đã buộc một số nhà sản xuất thép châu Á cắt giảm sản lượng do nhu cầu suy giảm.

Tuy nhiên, nhu cầu quặng sắt Trung Quốc được thúc đẩy bởi các nhà máy thép tăng sản lượng, do hoạt động xây dựng hồi phục và kỳ vọng các biện pháp kích thích của chính phủ đối với cơ sở hạ tầng sẽ đẩy mạnh tiêu thụ.

Công suất sản xuất tại các lò cao của 247 nhà máy thép tăng tuần thứ 7 liên tiếp lên 81,68% tính đến 30/4/2020, tăng so với dưới 74% hồi giữa tháng 3/2020, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Số liệu hải quan cho biết, xuất khẩu sản phẩm thép trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 20,6 triệu tấn.

Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cảnh báo, tác động đối với xuất khẩu thép Trung Quốc từ đại dịch toàn cầu sẽ tập trung trong quý 2/2020, do nhu cầu chậm lại đối với các sản phẩm trung gian và hàng hóa chứa thép.

Trung Quốc nhập khẩu 4,18 triệu tấn sản phẩm thép trong 4 tháng đầu năm 2020, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình giảm 11,5% xuống 7.337 CNY (1.033 USD)/tấn. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

20 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM

Thông thường, sản xuất cuộn mạ kẽm là công đoạn cuối cùng để tạo ra những cuộn mạ kẽm có bề mặt sáng mịn, lớp mạ kẽm trắng bóng được phủ trên bề mặt cuộn giúp sản phẩm có khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn và gỉ sét.

Cuộn mạ kẽm được ứng dụng trong các công trình dân dụng và công trình công nghiệp dưới dạng tấm lợp, vật liệu xây dựng, nhà thép tiền chế, sản xuất ống thép mạ kẽm.

Ngoài ra, do khả năng chống ăn mòn cao, thép cuộn mạ kẽm còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, chế tạo xe hơi, xe máy, xe đạp, điện công nghiệp và gia dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, khó tránh khỏi những sai sót dẫn đến xuất hiện những lỗi trên cuộn như cuộn bị lủng, dính xỉ, trục cấn, lớp mạ kẽm dày mỏng không đồng đều hoặc là mạ kẽm không bám dính.

Dựa trên kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ QC, chúng tôi liệt kê 20 lỗi thường gặp và nguyên nhân của nó trong quá trình sản xuất thép cuộn mạ kẽm. Những thống kê này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc.  

 

                                                    THỐNG KÊ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM

 STT       TÊN LỖI                                       MÔ TẢ                                     NGUYÊN NHÂN
1 Tole bị lủng Mặt tole có xuất hiện vết lủng to nhỏ, hình dạng khác nhau. Thông thường do nguyên liệu.
tôn bị thủng
2 Tách lớp (Lamination) Tại vị trí lỗi tole bị tách làm hai lớp trở lên. Sau khi cán và mạ kẽm lỗi có thể bị gồ ghề, sần xùi hoặc màu sắc khác thường. Thường phát sinh do nguyên liệu, trong quá trình cán nóng.
tôn bị tách lớp - dây chuyền mạ kẽm
3 Bong tróc (scab) Trên bề mặt tại vị trí lỗi tole bị bong ra giống vẩy cá, sau khi cán và mạ kẽm xỉ lò sẽ tích tụ tại vị trí bong tróc. Do nguyên liệu khi cán nóng
tôn bị bong tróc - dây chuyền mạ kẽm
4 Vệt rỉ của sắt(Scalr) Trên bề mặt tole sau khi mạ bị lỗ châm kim, vết đen kéo dài. Do khi tảy rửa lớp oxit sắt tẩy không hết.
tôn có vệt rỉ  - dây chuyền mạ kẽm
5 Nứt, tét biên, răng cưa Hai biên bị nứt, tét nông hoặc sâu khác nhau. Thông thường do nguyên liệu
tôn nứt tét biên và răng cưa  - dây chuyền mạ kẽm
6 Dấu cấn trục Trên bề mặt xuất hiện vết lõm có khoảng cách nhất định đều nhau (Một mặt bị lõm, một mặt không). Trong khi cán nguội, khi mạ kẽm vật lạ đã dính vào trục và in lên bề mặt tole.
tôn bị dấu cấn trục  - dây chuyền mạ kẽm
7 Dấu cấn Bề mặt xuất hiện vết lõm (một mặt lõm và mặt kia lồi). Đôi khi có khoảng cách có khi không. Trong khi cán nguội, hoặc mạ kẽm trục dính vật lạ. Hoặc trong quá trình vận chuyển giữa các công đoạn cuộn bị va đập.
tôn bị dấu cấn  - dây chuyền mạ kẽm
8 Dính xỉ Trên bề mặt tole xuất hiện các vết sần xùi, to nhỏ khác nhau. Có màu khác thường (xỉ trắng, xỉ đen) Do xỉ kẽm dính lên bề mặt khi mạ kẽm tại lò POT
tôn bị dính xỉ  - dây chuyền mạ kẽm
9 Không bám kẽm Tại vị trí lỗi không được phủ kẽm, có màu đen. Có thể nhìn tháy được lớp thép nền. Do qua trình xử lý bề mặt tole nền chưa tốt, hoặc do xỉ bong tróc ra tạo thành vệt đen không mạ kẽm.
tôn không bám kẽm  - dây chuyền mạ kẽm
10 Mạ dày Lỗi xuất hiện chủ yếu ở hai biên tole, có màu trắng đục.  Do lớp mạ quá dày, biên bị răng cưa, cạ dao gió…. Hoặc do tốc chậm gió thổi kẽm yếu (hết bề mặt).
lớp mạ tôn dày  - dây chuyền mạ kẽm
11 Dấu bọt kẽm Trên bề mặt xuất hiện những vệt dài ngắn khác nhau và có màu trắng khác thường nằm rải rác.  Do bọt kẽm tại lò nhiều dính lên bề mặt tole.
dấu bọt kẽm  - dây chuyền mạ kẽm
12 Vết dơ Crom Trên bề mặt có đốm nhỏ hoặc vệt dài của Crom, có màu vàng hoặc nâu sẫm. Do Crom dính quá nhiều hoặc bị bắn vào.
tôn dính vết dơ crom  - dây chuyền mạ kẽm
13 Rỉ sét trắng Trên bề mặt xuất hiện những đốm kẽm bị ăn mòn. Thông thường là oxy hoá trắng, có trường hợp bị biến đen. Có thể trong quá trình sản xuất hoặc lưu kho bị dính nước, không phue Crom, bảo quản thời gian dài trong điều kiện ẩm ướt…dẫn tới lớp kẽm bị oxy hoá.
tôn bị rỉ sét trắng  - dây chuyền mạ kẽm
14 Trầy xước Bề mặt xuất hiện những vệt xước kéo dài bị hằn xuống, có cảm giác khi chạm tay vào Thường do vật lạ cạ lên bề mặt, hoặc nguyên liệu bị xước phủ không hết.
tôn bị trầy xước   - dây chuyền mạ kẽm
15 Bề mặt nhám Bề mặt bị nhám theo từng đám hoặc vệt dài, có màu khác thường.  Do xỉ hoặc bọt kẽm bám dính lên bề mặt.
bề mặt tôn bị nhám  - dây chuyền mạ kẽm
16 Giãn giữa, giãn biên Ở giữa tấm tole bị phồng lên từng điểm cách khoảng (giãn giữa). Hai bên mép biên vòng lên vong xuống dạng sóng theo hướng chiều dài (giãn biên). Thường do nguyên liệu cán độ phẳng không đat. Có trường hợp phát sinh trong quá trình mạ kẽm.
tôn bị giãn giữa và giãn biên  - dây chuyền mạ kẽm
17 Lượn sóng Bề mặt tole vòng lên vòng xuống giống làn sóng theo chiều dài, và bị hết khổ rộng. Do nguyên liệu cán không đạt độ phẳng.
tôn bị lượn sóng  - dây chuyền mạ kẽm
18 Cong C, L Tole cong theo hướng cán (Cong L). Cong theo hướng khổ rộng (Cong C). Do điều chỉnh trục cán phẳng chưa hợp lý.
tôn bị cong C, L  - dây chuyền mạ kẽm
19 Camber Theo hướng cán tole bị cong về một bên biên nào đó
tôn bị camber  - dây chuyền mạ kẽm
20 Gãy ngang Tole bị gãy ngang theo hướng khổ rộng. Thường do xử lý cán Tension không tốt làm phát sinh lỗi.
tôn bị gãy ngang   - dây chuyền mạ kẽm

 

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến cuộn bị lỗi là do chúng ta không kiểm soát chặt chẽ, không phát hiện kịp thời sản phẩm lỗi ở những công đoạn trước dẫn đến sản phẩm cuối cùng bị lỗi theo. Nếu phát hiện cuộn bị lỗi, bộ phận QC của nhà máy cần loại bỏ hoặc xử lý ngay lập tức.

Nếu tiếp tục dùng cuộn lỗi để sản xuất các sản phẩm khác như ống thép mạ kẽm thì sản phẩm ống thép cũng bị hỏng theo, các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ, dẫn đến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. 

Hoặc nếu cuộn bị hỏng (trường hợp không bám kẽm) được sử dụng trong các công trình thì tuổi thọ sản phẩm sẽ bị rút ngắn lại, vì các tác nhân oxy hóa sẽ thâm nhập vào những vị trí không bám kẽm, phá hủy cấu trúc của thép, dẫn đến công trình nhanh bị hư hỏng. 

Nguồn: Vinaone

 

 

Giá thép xây dựng hôm nay (23/4): Giá quặng sắt phục hồi nhờ kì vọng nhu cầu

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 22 nhân dân tệ lên 3.361 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

Giá quặng sắt phục hồi nhờ kì vọng nhu cầu

Giá thép xây dựng hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 22 nhân dân tệ lên 3.361 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

Hợp đồng thép giao sau trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng khi chốt phiên thứ Tư (22/4) với giá thép thanh xây dựng giao tháng 10 tăng 1,5% lên 3.375 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.211 nhân dân tệ/tấn.

Hợp đồng thép không gỉ giao tháng 6 giảm 1,8% xuống còn 12.950 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt ở Trung Quốc khôi phục hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó bởi hi vọng rằng nhu cầu từ các nhà sản xuất thép sẽ tăng trong những tháng tới.

Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 tăng 1,2% lên 613 nhân dân tệ/tấn (tương đương 86,56 USD/tấn), trước đó tăng 1,3%.

Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc dự kiến nhu cầu thép trong nước sẽ phục hồi dần nhưng cũng cảnh báo về áp lực xuất khẩu các sản phẩm thép trong quí này khi virus corona lan sang các thị trường trọng điểm.

Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% giảm 2 USD xuống còn 85 USD/tấn vào thứ Ba (21/4).

Giá than mỡ tăng 0,3% lên 1.117 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc tăng 1,3% lên 1.695 nhân dân tệ/tấn.

Hơn 2,54 triệu ca nhiễm virus corona trên toàn cầu và 177.004 người tử vong, theo thống kê của Reuters.

Các nhà sản xuất thép của Nhật Bản có thể cần phải đẩy nhanh các kế hoạch tái cấu trúc hoặc đóng cửa nhiều cơ sở hơn do sự chậm trễ của dự án xây dựng.

Nguồn tin: vietnambiz.vn

 

 

Người tiêu thụ thép cây Singapore ngừng hoạt động vì mối đe dọa coronavirus, làm giảm nhu cầu

Các nhà chế tạo thép cây Singapore là những người cuối cùng phải đóng cửa hôm thứ ba, vì các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm hạn chế đại dịch coronavirus khiến tất cả các công trường xây dựng địa phương đình trệ, những người tham gia thị trường cho biết.

Việc đóng cửa đang làm tổn hại mức tiêu thụ thép cây thông thường của thành phố vào khoảng 150.000-180.000 tấn / tháng, theo các nhà chế tạo, với việc làm tại nhà được yêu cầu trong một tháng cho tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ những công việc được coi là thiết yếu.

Trong số những nhà máy đóng cửa có BRC Asia, NatSteel and Angkasa Daehan Steel,  các nguồn tin đều xác nhận.

Một số nhà chế tạo cho biết họ đang thảo luận với người bán về khả năng hoãn hàng lô hàng tháng 4 vẫn chưa được tải. Đối với những lô hàng đang trên đường đến Singapore, người mua đã lên kế hoạch lưu trữ thép cây tại các cảng trong một thời gian ngắn, trong khi một số người sẽ giao nguyên liệu đến kho của họ sau khi nhận được phê duyệt cần thiết để vận hành.

Dữ liệu thị trường giao ngay cho thép cây hàng hải cho thấy, trong số 221 giao dịch, giá thầu, chào bán và chào mua thu được từ tháng 1 đến tháng 3 trên cơ sở CFR Singapore, các bảng dữ liệu cho thép cây có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm phần lớn dữ liệu, ở 101 , hoặc 46% dữ liệu.

Nguyên liệu có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai ở mức 66, hoặc 30%, tiếp theo là những nguyên liệu được sản xuất trên cơ sở nguồn gốc mở ở mức 28, hoặc 13%.

Những người tham gia thị trường cho biết hai tàu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ với tổng số khoảng 100.000 tấn đã được tải vào tháng 3 và khoảng 50.000 tấn thép cây Trung Quốc sẽ đến Singapore trong hai tuần tới.

Một người mua cho biết công ty của ông không có lô hàng tháng 4 đang chờ xử lý, nhưng đã yêu cầu hoãn hàng vận chuyển tháng 5 từ Thổ Nhĩ Kỳ và đang chờ phản hồi của người bán. Mức dự trữ hiện tại sẽ có thể đáp ứng yêu cầu của 3 tháng và sự xuất hiện của nhiều hàng hóa sẽ gây thêm áp lực hàng tồn kho, ông nói.

Mặc dù chính phủ đã cho phép công việc chế tạo được thực hiện cho một số dự án xây dựng quan trọng trên cơ sở ứng dụng, những người tham gia thị trường cho biết rất khó để duy trì hoạt động nếu không có đủ nhân lực. Hơn 20.000 công nhân nhập cư ở Singapore, hầu hết làm việc trong ngành xây dựng, đã bị cách ly.

Các nguồn tin cho biết vẫn còn “quá sớm” để thảo luận về tác động trong trường hợp phong tỏa được mở rộng.

“Chỉ dừng lại trong một tháng, nhưng sẽ là một vấn đề lớn nếu kéo dài đến 3 tháng”, một nguồn tin tại một trong những nhà chế tạo, cho biết cần phải tiếp tục trả lương cho công nhân, ngay cả khi chính phủ tuyên bố các biện pháp giúp các công ty vượt qua tình hình.

Singapore đã báo cáo tổng cộng 1.481 trường hợp nhiễm COVID-19 tính đến ngày 7/ 4, tăng 106 so với ngày trước.

Nguồn tin: Satthep.net

 

TT sắt thép thế giới ngày 25/3/2020: Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng 5,2%

Giá quặng sắt tại Đại Liên hồi phục sau 2 ngày giảm liên tiếp. WoodMac có thể điều chỉnh giảm dự báo giá quặng sắt xuống 80 USD/tấn.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 310,94 điểm hôm 24/3/2020, giảm 1,59% tương đương 5,03 điểm so với chỉ số trước đó hôm 23/3/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 321,38 điểm, tăng 0,02% tương đương 0,06 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 308,96 điểm, giảm 1,9% tương đương 6 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 25/3/2020 tăng hơn 5% sau 2 ngày giảm liên tiếp, do lo ngại nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép, khi nhiều nước ra lệnh đóng cửa để ngăn chặn đại dịch virus corona.

Kỳ vọng các biện pháp kích thích toàn cầu và nhu cầu thép hồi phục cũng thúc đẩy giá quặng sắt, với các nhà lập pháp Mỹ gần tiến tới việc thông qua gói viện trợ trị giá 2 nghìn tỉ USD và nhóm 20 nền kinh tế lớn tìm cách hợp tác để đối phó với đại dịch.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 5,2% lên 666 CNY (94,37 USD)/tấn. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn Singapore tăng 3%.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 84,7 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức thấp nhất 6 tuần (84,5 USD/tấn) trong ngày 23/3/2020, công ty tư vấn SteeHome cho biết.

Nếu giá quặng sắt duy trì ở mức 80 USD/tấn trong những ngày còn lại của tháng 3/2020, thì giá quặng sắt trung bình trong quý 1/2020 sẽ ở mức 88,5 USD/tấn, song vẫn cao hơn dự báo 85 USD/tấn trước khủng hoảng virus corona, giám đốc nghiên cứu Paul Gray thuộc Wood Mackenzie cho biết.

Các công ty khai thác Nam Phi bao gồm các nhà sản xuất quặng sắt chuần bị cho một tác động lớn từ việc quốc gia này đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.

Australia – nước khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới – cũng tăng cường các biện pháp đóng cửa.

Công ty khai thác quặng sắt Vale Brazil đình chỉ hoạt động tại cơ sở phân phối Malaysia, một động thái được dự kiến sẽ khiến doanh số bán quặng sắt trong quý 1/2020 giảm 500.000 tấn.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 1,1%, thép cuộn cán nóng tăng 0,8% và thép không gỉ tăng 0,9%.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc không thay đổi, trong khi giá than cốc tăng 1,4%.

Các thông tin khác:

Thép phế liệu: Tính đến ngày 19/3/2020, tồn trữ thép phế liệu Trung Quốc tại các nhà máy thép lớn đạt 1,88 triệu tấn, tăng 5,21% so với tuần trước đó.

Tồn trữ thép phế liệu tại Trung Quốc tăng trong tuần trước đó. Một số nhà cung cấp cho biết, hoạt động mua vào hiện tại chỉ bằng 50-60% so với năm trước.

Ngoài ra, việc nối lại sản xuất của các nhà máy lò điện tại những khu vực khác nhau cũng thúc đẩy nhu cầu thép phế liệu, song giá thép phế liệu có thể chịu áp lực trong ngắn hạn do các nhà máy lò điện đủ dự trữ để sử dụng và sẽ thỏa thuận về giá mua.

Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 21/3/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,85 triệu tấn, giảm 1,4% so với tuần trước đó và giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 79,4%, giảm 1,1% so với tuần trước đó và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến tuần kết thúc ngày 21/3/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 21,98 triệu tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 81,5%, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép thô: Số liệu từ Viện Thép Brazil (Instituto Aço Brasil, IABr), trong tháng 2/2020 nước này sản xuất tổng cộng 2,7 triệu tấn thép thô, giảm 1,3% so với tháng 2/2019.

Sản lượng thép thành phẩm đạt 1,86 triệu tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thép thành phẩm tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3 triệu tấn.

Bên cạnh đó, tiêu thụ thép của Brazil đạt 1,7 triệu tấn, tăng 0,7% so với tháng 2/2019.

IABr cho biết, ngành công nghiệp thép Brazil hoạt động bình thường, cũng như sản xuất nguyên liệu và doanh số bán. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Giá quặng sắt giảm mạnh bất chấp lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá quặng sắt đã giảm mạnh 8,6% trong tuần vừa qua do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng quặng sắt của Trung Quốc sẽ giảm xuống khi hoạt động sản xuất thép gặp nhiều khó khăn vì dịch virus Covid-19. 

Số liệu mới nhất của hãng phân tích thị trường S&P Global Platts cho thấy mặc dù nguồn cung quặng sắt từ các quốc gia chính như Australia và Brazil sụt giảm vì thời tiết bất lợi, giá quặng sắt trên thị trường quốc tế đã giảm mạnh 8,6% trong tuần giao dịch trước (24 – 28/2) trong bối cảnh dịch virus Covid-19 lan rộng tại nhiều quốc gia.

Giá quặng sắt chịu áp lực giảm mạnh trong bối cảnh nhiều nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc phải giảm công suất sản xuất hoặc vẫn ngưng sản xuất vì dịch virus Covid-19, khiến nhu cầu sử dụng quặng sắt giảm thấp. Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng quặng sắt lớn nhất thế giới.

Diễn biến giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt giao ngay tại Trung Quốc (Nguồn: S&P Global Platts)

Dữ liệu của S&P Global Platts cho thấy giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt giao ngay tại Trung Quốc trong ngày 28/2 đạt 83,90 USD/tấn (giá CFR), giảm 7,90 USD/tấn so với một tuần trước đó. Trong vài tuần sau thời điểm Tết Nguyên đán tại Trung Quốc, giá quặng sắt vẫn có xu hướng tăng lên bất chấp các tác động tiêu cực của dịch virus Covid-19 do nhiều nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động sản xuất và thị trường lo ngại sự sụt giảm nguồn cung từ Australia và Brazil.

Trong 8 tuần đầu tiên của năm 2020, xuất khẩu quặng sắt của Brazil đạt trung bình 5,22 triệu tấn/tuần, giảm mạnh so với mức 7,2 triệu tấn/tuần cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu quặng sắt của Australia đạt trung bình 15,76 triệu tấn/tuần, giảm so với mức 16,37 triệu tấn/tuần trong cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, nhiều nhà máy thép tại Trung Quốc có thể thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động trong thời gian tới khi biên lợi nhuận giảm thấp trong bối cảnh hàng tồn kho tăng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sắt thép tại nước này vẫn ở mức thấp.

Hãng S&P Global Platts cho biết khi biên lợi nhuận các sản phẩm thép giảm xuống, các nhà sản xuất thép quy mô nhỏ tại Trung Quốc tương đối linh hoạt trong việc lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất đầu vào có chi phí thấp hơn hoặc tạm ngưng sản xuất để tránh thua lỗ. Trong khi đó, các nhà sản xuất thép quy mô lớn với mức tiêu thụ quặng sắt nhiều gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nguyên liệu sản xuất hoặc ngưng sản xuất, do đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ cao. Những điều này đã khiến triển vọng nhu cầu sử dụng quặng sắt tại Trung Quốc suy yếu.

Thị trường hiện kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng có thể sẽ giúp giải toả lượng sản phẩm thép tồn kho và gia tăng nhu cầu sử dụng thép trong thời gian tới, qua đó giúp giá quặng sắt đi lên.

Nguồn tin: tapchicongthuong.vn

 

Các nhà máy thép Trung Quốc cắt giảm sản lượng do coronavirus

Theo một cuộc khảo sát gần đây, hơn một phần ba các nhà máy thép của Trung Quốc đang xem xét cắt giảm sản lượng thép do tồn kho tăng, thiếu nguyên liệu thô và nhu cầu hạ nguồn yếu do coronavirus gây ra.

Cuộc khảo sát cho thấy 35% người tham gia khảo sát đã cắt giảm sản lượng thép hoặc đang lên kế hoạch, trong khi 23% cho biết hoạt động của họ vẫn hoạt động bình thường cho đến nay. Một số nhà máy đã muốn bảo trì trong tương lai – đó là một cách giảm sản xuất – nhưng không thể làm như vậy do thiếu công nhân và thiết bị.

Hơn một phần ba số người được hỏi đã báo cáo các vấn đề trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, mặc dù một nửa cho biết không có vấn đề gì. Đã có một số hạn chế về hậu cần tại Trung Quốc do coronavirus, với các nhà máy sử dụng xe tải để vận chuyển nguyên liệu từ các cảng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

“Chúng tôi gặp khó khăn khi vận chuyển nguyên liệu từ cảng đến nhà máy. Hàng tồn kho nguyên liệu của chúng tôi không đủ, với một số thương hiệu chỉ mất 2-3 ngày, nhưng cao hơn đối với một số thương hiệu khác”, một nhà máy cho biết.

Gần 40% số người được hỏi cho biết tồn kho thép tăng là thách thức lớn nhất của thị trường, với 27% lưu ý rằng thiếu nhu cầu hạ nguồn.

Khoảng 22% những người tham gia khảo sát dự kiến ​​tỷ suất lợi nhuận cuộn cán nóng trung bình chỉ là 50-100 NDT / tấn (7-14 USD / tấn) trong Q1, 15% tin rằng tỷ suất lợi nhuận có thể ở mức hòa vốn.

Do khởi động lại công trình xây dựng chậm, triển vọng cho lợi nhuận của thép cây trong nước đặc biệt giảm. Một phần tư trong số họ cho biết tỷ suất lợi nhuận của thép cây có thể là “từ 0 đến âm” trong Q1, với chỉ 12% có tỷ suất lợi nhuận 150-250 NDT/tấn.

Cuộc khảo sát cho thấy 46% số người được hỏi đang làm việc tại nhà khi những người tham gia ngành thép Trung Quốc dần dần bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Nhiều công nhân xây dựng và nhà máy sẽ cần phải trải qua thời gian cách ly thêm 14 ngày sau khi họ trở lại nơi làm việc. Do đó, mức độ hoạt động bình thường khó có thể xảy ra cho đến cuối tháng 2 là sớm nhất.

Những người tham gia khảo sát nhìn chung vẫn lạc quan về giá quặng sắt, với 50% kỳ vọng mức chuẩn 62% Fe IODEX sẽ đạt trung bình 80-85 USD/ tấn CFR Trung Quốc trong Q1. Khoảng 10% cho rằng giá quặng sắt sẽ ở mức trên 85 USD / tấn.

Tầm 31% cho biết quặng sắt loại cao hơn (65% Fe) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các điều kiện thị trường hiện nay do các nhà máy quan tâm vật liệu cấp thấp hơn để bù đắp lợi nhuận của nhà máy thép giảm và giảm sản lượng thép.

“Nguồn cung của Brazil sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết ở đó nên điều này sẽ bù đắp cho tác động của nhu cầu yếu tới loại 65%. Nguồn cung cấp thấp sẽ đủ cho chúng tôi”, một quan chức nhà máy ở miền bắc Trung Quốc bình luận.

Theo trò chuyện với 26 công ty như một phần của cuộc khảo sát, bao gồm các nhà máy thép của Trung Quốc, thương nhân trong nước và quốc tế và một số công ty khai thác.

 Nguồn tin: Satthep.net

 

Người mua Việt Nam đặt hàng thép từ các nước Châu Á ngoài Trung Quốc

Theo tin tức thị trường, nguồn cung cấp thép cuộn cán nóng hiện tại của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi viêm phổi Vũ Hán (virus Corona), nhiều người mua lo lắng liệu hàng hóa có đến đúng giờ hay không. Do đó, ngày càng nhiều người mua Việt Nam quyết định đặt hàng từ những nơi khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ hoặc Nhật Bản.

Tuy nhiên, một số người tham gia thị trường nghĩ rằng nguồn cung ngắn từ Trung Quốc có thể không ảnh hưởng quá nhiều từ góc độ người dùng cuối, chủ yếu là do nhu cầu yếu liên tục ở Đông Nam Á.

Nguồn tin: Satthep.net