Hòa Phát lần đầu vượt Formosa Hà Tĩnh về sản xuất thép thô

Riêng tháng 9/2020, sản lượng thép thô (hay còn gọi là phôi thép) của Hòa Phát lớn hơn gần 66.000 tấn so với Formosa Hà Tĩnh.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9 vừa qua Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã sản xuất ra 575.208 tấn thép thô, cao hơn mức sản lượng 509.330 tấn của Formosa Hà Tĩnh.

Đại diện Hòa Phát nhận định: Với tốc độ sản xuất như hiện nay, Hòa Phát dự kiến sẽ trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam ngay trong năm 2020. Trước đó, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long từng đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Hòa Phát trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam vào năm 2021 sau khi lò cao số 4 – cũng là lò cao cuối cùng của Khu liên hợp Dung Quất đi vào hoạt động ổn định.

Mức tháng 9 vừa qua là con số sản lượng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử của Hòa Phát, tăng 19% so với tháng 8/2020 và gần gấp đôi so với cùng kì 2019. Các khu liên hợp của tập đoàn đang hoạt động tối đa công suất thiết bị. Trong đó, ba lò cao của Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất đóng góp hơn 60% sản lượng thép thô kể trên.

Về cơ cấu loại thép thô, sản phẩm phôi vuông để sản xuất thép xây dựng đạt gần 475.000 tấn, còn lại là phôi dẹt để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC).

Về phía tiêu thụ, tháng 9 vừa qua Hòa Phát bán ra kỉ lục 522.000 tấn thép, trong đó có 352.000 tấn thép xây dựng thành phẩm (tăng 82,3% so với cùng kì) và 170.000 tấn thép thô.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát đã sản xuất được gần 4,1 triệu tấn thép thô, Formosa Hà Tĩnh nhỉnh hơn với khoảng 4,22 triệu tấn.

Tiêu thụ thép xây dựng thành phẩm của Hòa Phát đạt 2,42 triệu tấn trong 9 tháng, tăng 27% so với cùng kì 2019 và dẫn đầu với thị phần 32,4%. Sản lượng tiêu thụ còn lại khoảng 1,5 triệu tấn là phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC).

Về kết quả kinh doanh, năm 2019 vừa qua Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 64.678 tỉ đồng, lãi sau thuế hợp nhất 7.578 tỉ đồng. Cũng năm ngoái, Formosa Hà Tĩnh báo cáo doanh thu thuần 71.664 tỉ đồng, lỗ sau thuế 11.538 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu giảm từ 112.540 tỉ đồng thời điểm cuối năm 2018 xuống còn 100.814 tỉ đồng ngày cuối năm 2019.

Nguồn tin: vietnambiz.vn

Hòa Phát tiêu thụ thép xây dựng tăng 82%

Trong tháng 9/2020, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tiêu thụ 352.000 tấn thép xây dựng thành phẩm và 170.000 tấn phôi thép.

Theo tin từ Tập đoàn Hòa Phát, trong tháng 9 vừa qua doanh nghiệp này đã tiêu thụ kỉ lục 522.000 tấn thép, trong đó có 352.000 tấn thép xây dựng và 170.000 tấn phôi. Số liệu trên chưa bao gồm ống thép và tôn mạ.

Lượng thép xây dựng thành phẩm tiêu thụ tăng 82,3% so với con số 193.000 tấn của tháng 9/2019, riêng sản lượng xuất khẩu cao gấp hơn hai lần cùng kì, đạt 62.700 tấn.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát cho biết đã tiêu thụ hơn 4 triệu tấn thép, gấp đôi cùng kì năm ngoái. Trong đó, thép xây dựng thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, còn lại là phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC). Riêng thép xây dựng thành phẩm tăng 27% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Thị phần thép xây dựng Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu với trên 32%.

Tiêu thụ ở khu vực phía Nam đạt gần 600.000 tấn trong 9 tháng, cao gấp hơn hai lần so với cùng kì năm trước. Một số công trình, dự án đầu tư công tại phía Nam đang sử dụng thép xây dựng Hòa Phát như Cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận, Nhiệt Điện Sông Hậu 1 (Hậu Giang), Cảng Quốc Tế GemaLink (Cái Mép – Vũng Tàu), các dự án bệnh viện, điện gió, điện mặt trời,…

Tỉ trọng bán hàng thép Hòa Phát đã thay đổi rõ rệt theo hướng tăng mạnh ở khu vực phía Nam và xuất khẩu. Năm 2016, khu vực phía Nam chỉ chiếm 10% sản lượng, đến 9 tháng đầu năm 2020 đã tăng lên 23%.

Nguồn tin: vietnambiz.vn

Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI THU THẬP

  • Để truy cập và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại https://khoivinhtam.com.vn, quý khách có thể được yêu cầu cung cấp cho chúng tôi, thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, email, số điện thoại liên lạc, địa chỉ.
  • Chúng tôi cũng thu thập thông tin về số lần ghé thăm, bao gồm số trang quý khách xem, số links click, những thông tin khác liên quan đến việc kết nối bạn với Chúng tôi và các thông tin mà trình duyệt web (browser) bạn sử dụng mỗi khi truy cập vào website khoivinhtam.com.vn, gồm: địa chỉ IP, loại browser, ngôn ngữ sử dụng, thời gian và những địa chỉ mà browser truy cập đến.

2. PHẠM VI SỬ DỤNG THÔNG TIN

Thép Khôi Vĩnh Tâm™ sử dụng dữ liệu mà khách hàng cung cấp để

  • Hỗ trợ khách hàng khi mua sản phẩm/ dịch vụ
  • Giải đáp thắc mắc khách hàng
  • Cung cấp cho khách hàng thông tin mới trên website mà khách hàng có thể quan tâm, thực hiện các khảo sát khách hàng, các hoạt động quảng bá liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của khoivinhtam.com.vn nếu quý khách chấp nhận email thông báo.

3. THỜI GIAN LƯU TRỮ THÔNG TIN

Dữ liệu cá nhân của khách hàng được lưu trữ cho đến khi khách hàng có yêu cầu hủy bỏ. Còn lại trong mọi trường hợp thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật trên máy chủ của khoivinhtam.com.vn

3. ĐỊA CHỈ CỦA ĐƠN VỊ THU THẬP VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN CÁ NHÂN

  • Tên công ty: CÔNG TY TNHH KHÔI VĨNH TÂM
  • Số ĐKKD: 0401587868. Người đại diện: NGUYỄN DUY HÙNG
  • Địa chỉ: 12 Huỳnh Bá Chánh, p. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0961116979
  • Email: khoivinhtam@gmail.com
  • Website:  www.KHOIVINHTAM.com.vn

5. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG CỤ ĐỂ NGƯỜI DÙNG TIẾP CẬN VÀ CHỈNH SỬA DỮ LIỆU CÁ NHÂN CỦA MÌNH.

Khách hàng có quyền yêu cầu Thép Khôi Vĩnh Tâm™ cập nhật, điều chỉnh hoặc hủy thông tin cá nhân của mình.

6. CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN

  • Thông tin cá nhân của khách hàng trên khoivinhtam.com.vn được cam kết bảo mật tuyệt đối theo chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của công ty. Việc thu thập và xử lý thông tin của mỗi khách hàng chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có những quy định khác.
  • Không sử dụng, chuyển giao, cung cấp hay tiết lộ cho bên thứ 3 nào về thông tin cá nhân của khách hàng khi không có sự cho phép đồng ý từ khách hàng.
  • Trong trường hợp máy chủ lưu trữ thông tin bị hacker tấn công dẫn đến mất mát dữ liệu cá nhân khách hàng, Thép Khôi Vĩnh Tâm™ sẽ có trách nhiệm thông báo vụ việc cho cơ quan chức năng điều tra xử lý kịp thời và thông báo cho khách hàng được biết.
  • Thép Khôi Vĩnh Tâm™ yêu cầu các cá nhân khi mua hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân có liên quan như: họ và tên, địa chỉ liên lạc, email, điện thoại… và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của những thông tin trên. Thép Khôi Vĩnh Tâm™không chịu trách nhiệm cũng như không giải quyết mọi khiếu nại có liên quan đến quyền lợi của khách hàng đó nếu xem xét thấy tất cả thông tin cá nhân của khách hàng đó cung cấp khi đăng ký ban đầu là không chính xác.

Chính sách & Quy định chung

Chào mừng quý khách đến với Thép Khôi Vĩnh Tâm™

Chúng tôi thuộc CÔNG TY TNHH KHÔI VĨNH TÂM, cụ thể tại https://khoivinhtam.com.vn/ sẽ cung cấp các thông tin về những sản phẩm dịch vụ liên quan tới Sắt thép, vật liệu xây dựng, inox, vật tư công trình, phụ kiện ngành thép, rọ đá – thảm đá …..

Khi quý khách truy cập vào trang web của chúng tôi có nghĩa là quý khách đồng ý với các điều khoản này. Trang web có quyền thay đổi, chỉnh sửa, thêm hoặc lược bỏ bất kỳ phần nào trong Quy định và Điều kiện sử dụng, vào bất cứ lúc nào. Các thay đổi có hiệu lực ngay khi được đăng trên trang web mà không cần thông báo trước. Và khi quý khách tiếp tục sử dụng trang web, sau khi các thay đổi về Quy định và Điều kiện được đăng tải, có nghĩa là quý khách chấp nhận với những thay đổi đó.

Quý khách vui lòng kiểm tra thường xuyên để cập nhật những thay đổi của chúng tôi.

BẢO MẬT THÔNG TIN

Bảo mật thông tin của quý Khách hàng là việc Chúng tôi luôn luôn đặt lên hàng đầu. Những khách hàng sử dụng Sản phẩm, dịch vụ Sắt thép, vật liệu xây dựng, inox, vật tư công trình, phụ kiện ngành thép, rọ đá – thảm đá …..sẽ được chúng tôi lưu trữ lại thông tin. Với mục đích nhằm thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc được tốt hơn. Thông tin lưu trữ bao gồm: họ tên, số điện thoại, Email. Chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin này.

CHÍNH SÁCH CHO KHÁCH HÀNG

  • Tư vấn Sản phẩm dịch vụ rất kỹ phù hợp với thị trường, đối tượng & ngân sách. Hoàn toàn miễn phí trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Thép Khôi Vĩnh Tâm™
  • Không phân biệt: Công ty nhỏ, to, mới khởi nghiệp hay cá nhân.
  • Giữ đúng cam kết, giữ đúng lời hứa, chịu trách nhiệm 100%
  • Chấp nhận rủi ro & luôn đồng hành cùng Khách hàng
  • Nhân viên nhiệt tình & hỗ trợ kỹ thuật 24/7

Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tăng mạnh dịp cuối năm

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, thị trường thép xây dựng tháng 9 và các tháng cuối năm sẽ có bước khởi sắc sau dịch do nhu cầu tăng.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sản xuất thép xây dựng trong 8 tháng qua đạt hơn 6,607 triệu tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2019. Bán hàng sản phẩm thép xây dựng đạt hơn 6.66 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xuất khẩu là 906.962 tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ. Hiện tại, tồn kho của các doanh nghiệp thép là hơn 604.000 tấn. Đây là mức tồn kho trung bình để gối đầu bán hàng các tháng sau.

VSA nhận định, sản lượng thép xây dựng sản xuất, bán hàng và xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2020 đều giảm do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dự kiến từ tháng 9 đến cuối năm, thị trường thép xây dựng sẽ khởi sắc hơn.

Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch VSA dự báo, trong ngắn hạn thị trường nội địa có nhu cầu tiêu thụ thép nhiều hơn sau thời gian giãn cách do dịch bệnh Covid-19. Tình hình sản xuất và bán hàng thép xây dựng trong nước sẽ bớt khó khăn hơn và thị trường thép xây dựng từ tháng 9 sẽ tốt hơn.

Vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương khác trên cả nước, đã gây cản trở sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, để vực dậy các ngành sản xuất, Chính phủ Việt Nam với quyết tâm vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 và 8 tháng năm 2020 lần lượt tăng 45,4% và 30,4% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 5 năm (2016-2020).

Nhờ đó, trong tháng 8/2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 2,34 triệu tấn, tăng 11,36% so với tháng trước; bán hàng thép các loại đạt hơn 2,07 triệu tấn, tăng 5,88% so với tháng 7/2020; xuất khẩu thép các loại đạt 462.138 tấn, tăng 8,81% so với tháng trước.

Hiện nay, giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 11.000-11.050 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể. Theo VSA, các doanh nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt để giữ thị phần hay phát triển thêm thị phần, cạnh tranh trong cả lĩnh vực công trình và dân dụng. Do đó, giá thép xây dựng trong nước không điều chỉnh nhiều dù giá nguyên liệu tăng cao…/.

(Theo VOV)

TT sắt thép thế giới ngày 10/9/2020: Giá thép tại Trung Quốc giảm do nhu cầu thấp

Giá thép tại Trung Quốc ngày 10/9/2020 giảm, trong đó thép không gỉ giảm 1,5%, thanh cốt thép và thép cuộn cán nóng cũng giảm do nhu cầu yếu kéo giá giảm.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 11/2020 giảm xuống 14.225 CNY(2.080,38USD)/tấn; giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 0,8% xuống 3.671 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 0,9% xuống 3.764 CNY/tấn.

Tiêu thụ thép không gỉ tương đối yếu trong thời điểm hiện tại và lĩnh vực hạ nguồn vẫn yếu, dư cung feronickel trong giai đoạn trung hạn có thể đẩy giá thép không gỉ xuống mức thấp hơn, công ty môi giới Huatai Futures cho biết.

Giá quặng sắt có hàm lượng 62% Fe giao ngay giảm 1,5 USD xuống 127 USD/ tấn so với phiên trước.

Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt giảm 1,0% xuống 833 CNY/ tấn; giá than luyện cốc giảm 0,8% xuống 1.986 CNY / tấn và than cốc giảm 0,8% xuống 3.671 CNY.

Quặng sắt: Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 451,46 điểm hôm 9/9/2020, giảm 0,79% tương đương 3,61 điểm so với chỉ số trước đó hôm 8/9/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 381,55 điểm, tăng 0,41% tương đương 1,56 điểm so với chỉ số giá trước đó; chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 464,68 điểm, giảm 0,98% tương đương 4,59 điểm so với trước đó.

Thép mạ kẽm: Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép mạ kẽm của Đài Loan trong tháng 8/2020 đã tăng 33% so với tháng 7/2020.

Trong đó, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn nhất đạt 10.500 tấn, tăng 90%; tiếp theo Trung Quốc (đại lục), tăng 37,1%, trong khi Việt Nam giảm mạnh 73,2%. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhập khẩu gần 3.000 tấn thép mạ kẽm, tăng 168% so với tháng 7/2020.

Thép không gỉ: Jindal Stainless, một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất ở Ấn Độ, đang giảm lượng nhập khẩu nguyên liệu thô, nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ từ 45% hiện tại xuống 35% vào năm 2021. Khối lượng nhập khẩu chiếm hơn 60 % nguyên liệu của công ty. Do đó, việc giảm mua từ các nguồn nước ngoài dự kiến sẽ kiểm soát hóa đơn nhập khẩu 9.000 rupee và các yêu cầu về vốn hoạt động.

Jindal Stainless đã đề xuất sử dụng các vật liệu như niken, hợp kim dựa trên niken, phế liệu thép không gỉ, sắt và thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thép.

Nguồn tin: vinanet.vn

Tiêu thụ giảm, doanh nghiệp thép thêm sức ép từ giá nguyên liệu trở lại mức kỷ lục

Giá quặng sắt và cuộn cán nóng tăng mạnh trở lại

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sau nhiều tháng giá nguyên liệu sản xuất thép giảm sâu thì trong tháng 5, 6 và 7 đã tăng trở lại. Đặc biệt, giá quặng sắt ngày 8/8 giao dịch ở mức 115-118 USD/tấn, tăng 9-12 USD/tấn so với đầu tháng 7 và tăng 30 USD so với đầu tháng 5. Đồng thời, giá nguyên liệu này cũng đã đạt mức tương đương với giá cao kỷ lục ghi nhận vào tháng 7/2019 do sự cố vỡ đập ở mỏ Vale (Brazil).

Giá thép phế liệu cũng tăng từ 251 USD/tấn thời điểm tháng 5 lên 280 USD/tấn đầu tháng 8. Giá cuộn cán nóng (HRC) CFR cảng Đông Á tăng mạnh trong 2 tháng gần đây lần lượt lên 450 USD/tấn và 490 USD/tấn, đang tiến sát mức trên 500 USD/tấn cùng kỳ năm trước. Giá HRC CFR cảng Đông Á từng ghi nhận mức cao nhất khoảng 620 USD/tấn vào hồi đầu tháng 3/2018.

Bắt đầu tư tháng 5, giá HRC tại Trung Quốc cũng đã tăng liên tục từ mức 3.460 nhân dân tệ (RMB) mỗi tấn lên 4.072 nhân dân tệ tính đến 13/8. 

Nguồn: VSA, tổng hợp

Theo Wall Street Journal, giá quặng sắt tăng cao do sự hồi phục kinh thế Trung Quốc sau khi Bắc Kinh triển khai loạt biện pháp kích thích kinh tế, tập trung vào dự án hạ tầng và xây dựng.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy quốc gia này đã nhập khẩu 112,65 triệu tấn quặng sắt trong tháng 7, tăng 10,8% so với tháng 6 và 24% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, Trung Quốc nhập 659,6 triệu tấn quặng sắt, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến giá nguyên liệu sản xuất tăng cao gây sức ép lên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh đà phục hồi còn nhiều thách thức do dịch Covid-19 tái bùng phát.

Theo báo cáo VSA, mặc dù giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động theo chiều hướng tăng nhưng giá bán thép trong nước bình quân tháng 7 khoảng 10.900-11.000 đồng/kg tùy chủng loại và tùy doanh nghiệp, giảm so với các tháng trước. Sự cạnh tranh giữa các nhà máy để giữ hay phát triển thêm thị phần vẫn gay gắt, đặc biệt là khu vực phía Nam, trong cả lĩnh vực công trình và dân dụng.

Nguồn: VSA

Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG). Với diễn biến giá quặng sắt tăng cao nhưng giá thép xây dựng không tăng mà còn giảm có thể khiến biên lợi nhuận của tập đoàn đi xuống. Năm 2019, sau sự cố vỡ đập ở mỏ Vale (Brazil) diễn ra vào tháng 1, giá quặng sắt liên tục tăng cao và đạt đỉnh vào đầu tháng 7, điều này đã khiến biên lợi nhuận thuần lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép của Hòa Phát giảm mạnh xuống lần lượt 9,1% và 6,86%. Đến quý I và II năm nay, biên lợi nhuận thuần mảng thép Hòa Phát tăng trở lại khi giá nguyên vật liệu giảm.

Hòa Phát tính theo biên lợi nhuận thuần riêng mảng thép/ ** Hoa Sen niên độ tài chính 30/9-1/10. Đơn vị: %

Với Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG), quy trình sản xuất bắt đầu tư nguyên liệu chính là thép cán nóng (HRC), tạo ra thép cán nguội và đến sản phẩm cuối cùng tôn. Do vậy, giá HRC tăng trong 2 tháng gần đây có thể khiến biên lợi nhuận bị ảnh hưởng. Nửa đầu năm 2019 khi giá HRC neo ở mức cao trên 500 USD/tấn đã khiến biên lợi nhuận gộp của tập đoàn chỉ đạt mức 11,3% và 13,4%. Sang nửa đầu năm nay, giá HRC giảm dần có lúc xuống 400 USD/tấn đẩy biên lãi gộp HSG tăng lên 17,3% và 14,7%.

Tiêu thụ thép nửa đầu năm giảm, bước vào mùa mưa

Theo VSA, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 7 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng âm. Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt 13,7 triệu tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ 2019; bán hàng đạt 12,37 tấn, giảm 9,6% và xuất khẩu đạt 2,2 tấn, giảm 19,3%.

Báo cáo của VSA nhận định thị trường thép toàn cầu hy vọng khả quan hơn vào quý III nhưng sự tái bùng phát dịch Covid-19 lần 2 cho thấy những thách thức. Thị trường xuất khẩu khá khó khăn do các quốc gia đang trong giai đoạn đóng cửa, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra và nhiều nguyên liệu cạnh tranh.

Tại Việt Nam tình hình tiêu thụ thép có khởi sắc giai đoạn sau giãn cách vào tháng 4 nhưng tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 lần 2 diễn biến phức tạp và tiêu thụ chậm lại do bước vào mùa mưa. Song, điểm sáng là Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công giúp tăng cầu.

Báo cáo kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp thép đều cho thấy sự sụt giảm trong doanh thu, ngoại trừ Hòa Phát. Cụ thể, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thép bán ra ngoài đạt 32.943 tỷ đồng, tăng 38%.

Trong khi tổng sản lượng bán hàng các đơn vị thành viên VSA giảm thì sản lượng thép xây dựng Hòa Phát vẫn tăng 14,5% trong 7 tháng đầu năm đạt 1,81 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thép thành phẩm xuất khẩu cũng tăng 73,3% đạt 256.500 tấn, ghi nhận mức tương đương khối lượng xuất khẩu cả năm 2019. Cùng với đó, Hòa Phát cũng cung ứng ra thị trường 1 triệu tấn phôi thép trong 7 tháng đầu năm.

Ngược lại, các doanh nghiệp thép khác như Hoa Sen, Nam Kim, SMC, Pomina đều giảm doanh thu từ 11% đến 13%, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 42% doanh thu là Đại Thiên Lộc.

Xét về lợi nhuận, Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim là các đơn vị tăng trưởng lợi nhuận. Ngược lại, Pomina lỗ đậm 144 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao hơn mức lỗ 132 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Hòa Phát ngoài mảng kinh doanh thép khởi sắc thì mảng nông nghiệp đột biến cũng đóp góp đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng. Mảng nông nghiệp đem về cho Hòa Phát 841 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng kỳ năm trước chỉ 109 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen dù doanh thu giảm nhưng giá vốn giảm sâu hơn, biên lãi gộp cải thiện đáng kể cùng chi phí tài chính giảm đã giúp lãi ròng đạt 520 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 140%.

Xét riêng quý II, lợi nhuận Tôn Nam Kim giảm sâu do cùng kỳ năm trước có khoản lợi nhuận khác 180 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng. Dù vậy, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận doanh nghiệp vẫn tăng 73% đạt 59 tỷ đồng do quý I năm trước lỗ ròng 102 tỷ đồng (quý IV/2018 và quý I/2019 là thời kỳ hoạt động kinh doanh của Nam Kim xuống đáy, xuất hiện các khoản lỗ hơn trăm tỷ đồng).

Với Pomina doanh thu giảm cùng chi phí tài chính ở mức cao trên 200 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao hơn lợi nhuận gộp đã dẫn đến khoản lỗ ròng 144 tỷ đồng.

Công ty cho biết do đang triển khai dự án lò cao, dự kiến tháng 10 mới bắt đầu đi vào hoạt động nên chi phí lãi vay tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu công ty giảm do tiêu thụ chung của ngành giảm.

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn tin: ndh.vn

 

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

 Nửa đầu năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 3,91 triệu tấn sắt thép tương đương 2,09 tỉ USD; giá xuất khẩu trung bình đạt 533,2 USD/tấn.

Só liệu của Tổng cục Hải quan cho biết tháng 6 cả nước xuất khẩu 882.019 tấn sắt thép thu về 418,1 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 474 USD/tấn. So với tháng trước tăng mạnh 106% về lượng; tăng 70% về kim ngạch nhưng giá giảm 17%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước đạt 3,91 triệu tấn, tương đương 2,09 tỉ USD; giá 533,2 USD/tấn. So cùng kì năm ngoái tăng 15% về lượng nhưng giảm 5,6% về kim ngạch và giảm 17,6% về giá.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng đến 439% về lượng và tăng 401% về kim ngạch so với tháng 5, đạt 489.685 tấn tương đương 188,96 triệu USD.

Qua đó đưa Trung Quốc vượt qua Campuchia vươn lên đứng đầu về thị trường tiêu thụ sắt thép của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay với 1,06 triệu tấn tương đương gần 423 triệu USD, giá 398,9 USD/tấn. So cùng kì tăng đến 1.382% về lượng, tăng 1.052% về kim ngạch nhưng giảm 22,3% về giá.

Lượng sắt thép xuất sang Trung Quốc chiếm 27,1% trong tổng lượng và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Campuchia xuống vị trí thứ hai với 744.330 tấn trị giá 394,7 triệu USD; giá 530,3 USD/tấn. So cùng kì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 16%, 25% và 11%.

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kì năm trước.

Trong đó, các thị trường giảm mạnh như Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch đạt 51 tấn tương đương 0,04 triệu USD; Arab Saudi giảm 89% lượng và giảm 87% kim ngạch, đạt 550 tấn tương đương 0,43 triệu USD; Nhật Bản giảm 67% về lượng và giảm 62% kim ngạch, đạt 51.879 tấn, tương đương 33 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như Đức tăng 394% về lượng và tăng 293% về kim ngạch, đạt 1.775 tấn trị giá 2,35 triệu USD; Brazil tăng 200% về lượng và tăng 149% về kim ngạch, đạt 16.602 tấn trị giá 12,4 triệu USD…

Xét về giá, sắt thép xuất sang Hong Kong cao nhất với 2.827 USD/tấn, gấp đến 5,3 lần mức giá xuất bình quân. Kế đến là một số thị trường châu Âu, châu Mỹ như Đức 1.326 USD/tấn, Argentina 1.321 USD/tấn, Italy 1.231 USD/tấn…

Chi tiết xuất khẩu sắt thép của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường 6 tháng đầu năm 2020 So với cùng kì 2019 (%) Tỷ trọng (%)
Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng cộng
3.911.971
2.085.929.224
533,2
14,7
-5,6
100
100
Trung Quốc
1.059.596
422.653.420
398,9
1.382,37
1.051,81
27,09
20,26
Campuchia
744.330
394.697.751
530,3
-15,69
-25,21
19,03
18,92
Malaysia
324.052
184.131.424
568,2
-13,3
-20,21
8,28
8,83
Thái Lan
300.483
162.784.471
541,7
47,23
34,34
7,68
7,8
Indonesia
220.853
131.260.528
594,3
-39,77
-46,49
5,65
6,29
Philippines
239.289
102.428.904
428,1
43,58
23,42
6,12
4,91
Mỹ
96.134
86.654.692
901,4
-66,24
-61,18
2,46
4,15
Hàn Quốc
139.132
75.801.730
544,8
2,64
-17,55
3,56
3,63
Đài Loan
129.806
67.456.437
519,7
85,74
54,5
3,32
3,23
Lào
62.102
39.685.269
639,0
-4,8
-14,96
1,59
1,9
Bỉ
52.078
34.273.385
658,1
-44,93
-45,85
1,33
1,64
Nhật Bản
51.879
32.968.462
635,5
-67,27
-61,48
1,33
1,58
Italy
20.476
25.202.404
1.230,8
-70,73
-40,99
0,52
1,21
Tây Ban Nha
27.901
21.191.924
759,5
18,18
14,53
0,71
1,02
Anh
30.917
21.143.279
683,9
94,74
78,99
0,79
1,01
Ấn Độ
20.244
18.439.367
910,9
-62,24
-55,54
0,52
0,88
Singapore
31.675
14.824.024
468,0
125,01
52,85
0,81
0,71
Pakistan
25.836
12.895.007
499,1
-22,19
-21,34
0,66
0,62
Australia
17.307
12.769.956
737,8
-15,2
-21,87
0,44
0,61
Myanmar
19.446
12.627.560
649,4
-8,49
-19,64
0,5
0,61
Brazil
16.602
12.444.379
749,6
200,27
149,09
0,42
0,6
Nga
2.328
2.429.052
1.043,4
-35,67
-33,17
0,06
0,12
Đức
1.775
2.353.029
1.325,7
394,43
292,69
0,05
0,11
UAE
3.326
2.345.801
705,3
-42,41
-43,42
0,09
0,11
Bangladesh
1.993
1.277.835
641,2
80,2
80,15
0,05
0,06
Thổ Nhĩ Kỳ
579
710.195
1.226,6
-44,86
-52,57
0,01
0,03
Argentina
409
540.316
1.321,1
-14,44
-46,1
0,01
0,03
Arab Saudi
550
434.266
789,6
-89
-87,37
0,01
0,02
Kuwait
422
297.894
705,9
-23,41
-30,93
0,01
0,01
Hong Kong
87
245.971
2.827,3
6,1
-14,17
0
0,01
Ai Cập
51
38.971
764,1
-96,34
-95,81
0
0

Nguồn tin: Vietnambiz

 

Giá quặng sắt tăng 1,5%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay không thay đổi ở mức 109,5 USD/tấn. Giá thép tại Thượng Hải tăng.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 390,20 điểm hôm 28/7/2020, tăng 0,12% tương đương 0,48 điểm so với chỉ số trước đó hôm 27/7/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 357,14 điểm, giảm 0,03% tương đương 0,11 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 396,45 điểm, tăng 0,15% tương đương 0,59 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 29/7/2020 tăng phiên thứ 2 liên tiếp, do sản lượng tại các nhà máy thép tăng thúc đẩy hoạt động mua quặng sắt.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn đại Liên tăng 1,5% lên 835 CNY (119,24 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 1,3% lên 834 CNY/tấn.

Tính đến ngày 24/7/2020, công suất sử dụng tại các lò cao của 247 nhà máy thép Trung Quốc tăng lên 93,08% từ mức 92,96% tuần trước đó, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Các nhà máy sản xuất lò cao vẫn được hưởng lợi bởi nhu cầu quặng sắt không giảm, ngoài ra tồn trữ quặng sắt tại các cảng tiếp tục giảm, Tianfeng Futures cho biết.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,4% lên 3.756 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 3.787 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 0,1% lên 13.780 CNY/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 109,5 USD/tấn.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác đều tăng, với than luyện cốc tăng 0,1% lên 1.222 CNY/tấn và giá than cốc tăng 0,2% lên 1.972 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thép ống: Trong tháng 5/2020, Mỹ xuất khẩu 3.800 tấn thép ống, giảm 34,6% so với tháng 4/2020 trong khi tăng 25,8% so với tháng 5/2019.

Trong số đó, xuất khẩu sang Canada chiếm phần lớn đạt 2.300 tấn, giảm so với 3.044 tấn tháng 4/2020 song tăng so với 1.168 tấn tháng 5/2019. Xuất khẩu sang các nước khác đạt ít hơn 1.000 tấn.

Thép thô: Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, sản lượng thép thô tại 31 tỉnh của nước này đạt 502,56 triệu tấn.

Trong số đó, sản lượng tại tỉnh Hà Bắc đứng hàng đầu đạt 122,48 triệu tấn, tỉnh Giang Tô và Sơn Đông đứng thứ 2 và thứ 3 đạt 56,25 triệu tấn và 38,84 triệu tấn. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Nghệ thuật từ THÉP

Thép nâng đỡ những công trình, tòa nhà. Thép tạo nên những cây cầu nối liền hai bờ. Thép có mặt ở mọi ngóc ngách của cuộc sống. Thép không những góp phần tạo nên những điều vĩ đại, mà thép còn tạo ra điều vĩ đại đó. 

Những hình ảnh sinh động, uyển chuyển và tinh tế được tạo nên từ những thứ giản đơn và gần gũi nhất trong cuộc sống. Dù là một sợi dây thép, một tấm lưới thép cứng và thô tưởng chừng chỉ có thể sử dụng trong ngành công nghiệp, xây dựng… nhưng lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. 

Những dây thép vô hồn được thổi cảm xúc vào đó, trở thành những tác phẩm nghệ thuật khiến nhân loại trầm thán phục.

Dưới đây là những chùm ảnh nghệ thuật từ thép

Dây thép là một vật liệu có khả năng điêu khắc lạ thường, nó có thể tạo ra cơ bắp cuồn cuộn cứng cáp nhưng cũng có thể lột tả hết vẻ đẹp mong manh, không trọng lượng của một sợi tóc bay trong gió. Không có gì ngạc nhiên khi những nhà nghệ thuật tìm đến chất liệu này để sáng tạo ra những tác phẩm để đời của mình. Trong ảnh là tác phẩm tiên nữ khiêu vũ cùng bồ công anh.

Một tác phẩm khác cùng chủ đề

Con hươu được tạo thành từ vô số dây thép được uốn hình tam giác

Tác phẩm có tên “Thiên thần” đem đến cho người xem một cảm giác khác lạ

Chú chó được tạo ra từ hàng vạn tấm lưới thép nhỏ

Bức tranh ấn tượng được làm ra từ hàng triệu mảnh thép thẳng, nhỏ li ti

Một tác phẩm lấy chủ đề phụ nữ khác cũng sử dụng chất liệu dây kim loại để thể hiện

Một con sư tử mềm mại đến từng chi tiết được tạo ra từ tấm lưới thép ngũ giác nhỏ

Uốn tròn liên tục, tầng lớp ken nhau là cách để tác giả dùng dây thép thể hiện chủ đề cây cổ thụ của mình

 

 

 Với những chùm ảnh nghệ thuật từ thép, Thép Khôi Vĩnh Tâm hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những cảm hứng và sáng tạo cho những điều mới mẻ và tuyệt vời nhất cho cuộc sống.

Theo kienthuc.net.vn và Boredpanda