Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhờ công nghệ sản xuất thép “xanh”

 Nhờ triển khai các giải pháp, đầu tư sản xuất thép xanh, mỗi năm các nhà máy thép tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng thông qua thu hồi nhiệt, khí thải để phát điện, tái sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Đầu ra của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sau

Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên (Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện tại, trên địa bàn khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (14 tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và 5 tỉnh Tây Nguyên) có 3 cơ sở sản xuất thép đang hoạt động thuộc đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép nhập khẩu phế liệu, gồm: Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi (công suất 4 triệu tấn/năm), Công ty Cổ phần thép Đông Nam Á tại tỉnh Đắk Lắk (công suất 500.000 tấn/năm) và Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng (với công suất 180.000 tấn/năm)…

Về công nghệ sản xuất, Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng còn sản xuất phôi thép từ sắt thép phế liệu bằng công nghệ lò điện hồ quang (EAF); Công ty Cổ phần thép Đông Nam Á sử dụng công nghệ lò điện Trung Tần.

Còn Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang sử dụng công nghệ Lò cao – Lò thổi (BF-BOF). Đây là công nghệ có dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, quy trình sản xuất khép kín liên hoàn (đầu ra của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sau), các sản phẩm phụ tạo ra đều được thu hồi làm nguyên liệu sản xuất cho các công đoạn. Do đó, trong quá trình sản xuất đã hạn chế rất nhiều việc phát thải nước thải, khí thải và chất thải rắn tới môi trường.

 

Đối với công tác bảo vệ môi trường, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên cho biết, cơ bản các cơ sở sản xuất thép đã chấp hành tốt các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường như được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy xác nhận các hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Các cơ sở đã cơ bản đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như các trạm xử lý nước thải; thiết bị xử lý khí thải; lắp đặt các trạm quan trắc tự động liên tục đối với khí thải và nước thải để kiểm soát chất lượng trước khi thải ra môi trường; xây dựng các khu vực lưu chứa tạm đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại trước khi chuyển giao xử lý.

“Nhìn chung các cơ sở hiện nay đều có xu hướng hạn chế, tận dụng tối đa nguồn thải để tái sử dụng cho quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đại diện Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên cho biết.

Vị đại diện Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên dẫn chứng, tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất, toàn bộ nước thải sau hệ thống xử lý và được tuần hoàn tái sử dụng cho quá trình sản xuất; khí thải phát sinh sau xử lý được thu hồi để đốt phát điện hoặc xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường, riêng tại khu vực máy thiêu kết được lắp đặt hệ thống xử lý đioxin furan và NOx; xỉ từ lò cao được bán cho các đơn vị có chức năng để tái sử dụng; xỉ lò thổi sau khi thu hồi tạp chất thép được chứng nhận hợp chuẩn cho công trình xây dựng và công trình giao thông…

Ngoài ra, công tác quan trắc môi trường, báo cáo tình hình bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác của các cơ sở cũng được thực hiện thường xuyên theo đúng cam kết và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Đức Trung – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nên dự án hoàn toàn đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường”.

Những giải pháp để sản xuất thép “xanh”

Nói thêm về các giải pháp công nghệ trong việc bảo vệ môi trường, ông Trần Tuấn Dương – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết, khi sản xuất hàng triệu tấn thép ở Dung Quất, quy trình này sẽ làm sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Tuy nhiên, Hòa Phát sử dụng công nghệ của Đức, chuyển hóa lượng nhiệt dư khổng lồ này thành đầu vào để sản xuất điện với nhà máy có công suất lên tới 240MW. Với quy trình đó, Hòa Phát tự chủ được 80% lượng điện cần thiết cho sản xuất thép, và chỉ cần mua 20% của EVN.

Năm 2020, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất sử dụng gần 1,6 tỷ KWh điện năng, trong đó 1,2 tỷ KWh do công ty tự sản xuất được. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ điện tự chủ sản xuất đã đạt gần 80%. Tính một cách tương đối, chi phí tiết kiệm được nhờ giải pháp thu hồi nhiệt, khí thải ở các khu liên hợp thép của Hòa Phát từ năm 2021 trở đi nằm trong khoảng 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hòa Phát cũng áp dụng nhiều biện pháp để xử lý bụi phát sinh trong sản xuất như như lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi vải, lọc bụi ướt, xây dựng hệ thống tường bao, trồng cây xanh để chống phát tán bụi, tiêu âm…

Bên cạnh đó, xỉ hạt lò cao nghiền mịn là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất gang thép theo công nghệ lò cao khép kín. Nhờ được làm lạnh cực nhanh bằng nước áp lực cao, xỉ hạt lò cao là một loại phụ gia khoáng hoạt tính rất tốt cho xi măng, bê tông và đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sản phẩm xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 góp phần xử lý triệt để chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép xanh của Hòa Phát, vừa bảo vệ môi trường cũng như tạo thêm nguồn thu ổn định cho Tập đoàn Hòa Phát.

Nguồn tin: Dân trí

Ấn Độ khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm vụ chống trợ cấp ống thép hàn không gỉ

 Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) vừa phát đi thông báo khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm trong vụ việc chống trợ cấp đối với một số sản phẩm ống thép hàn không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Đây là vụ việc rà soát giữa kỳ theo yêu cầu của Nguyên đơn là Công ty Kunshan Kinglai Hygienic Material nhằm loại trừ các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn Thiết bị xử lý sinh học (ASME BPE) của Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME), ra khỏi phạm vi lệnh áp thuế chống trợ cấp theo Thông báo số 4/2019-Customs (CVD) ngày 17/9/2019.

Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là ống thép hàn không gỉ (welded stainless steel pipes and tubes), được phân loại theo các mã HS 7306.40.00, 7306.61.00, 7306.69.00, 7306.11.00, 7306.21.00.

Cục Phòng vệ thương mại cho hay, cuộc điều tra này chỉ nhằm mục đánh giá lại phạm vi sản phẩm và xem xét loại trừ một số sản phẩm có các tiêu chuẩn đặc biệt mà ngành sản xuất nội địa Ấn Độ không sản xuất được. DGTR sẽ không xem xét lại biên độ trợ cấp và thiệt hại trong vụ việc gốc trước đây. Các bên liên quan có thể liên hệ và nộp các thông tin, tài liệu cần thiết cho DGTR trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Trong trường hợp không nhận được thông tin trong thời hạn quy định, DGTR sẽ sử dụng các dữ liệu sẵn có để đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp chống trợ cấp phù hợp.

Cục Phòng vệ thương mại cũng khuyến nghị, trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn đặc biệt, các Bên liên quan cần phối hợp với các đối tác nhập khẩu Ấn Độ cung cấp thông tin để chứng minh và đề nghị loại trừ các sản phẩm này khỏi phạm vi lệnh áp thuế. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để trao đổi thông tin và nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Nguồn tin: Công thương

Dự trữ thép của các nhà máy Trung Quốc tăng 5.7% trong tuần

Dự trữ 5 sản phẩm thép thành phẩm chính do 184 nhà máy thép Trung Quốc do Mysteel giám sát thường xuyên tăng nhanh hơn trong các ngày 21-27/1 do nhu cầu từ người tiêu dùng cuối cùng suy yếu hơn nữa với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới từ ngày 11-17/2, tuần mới nhất của Mysteel khảo sát cho thấy.

Tổng tồn kho của 5 loại thép thành phẩm chính bao gồm thép cây, thép dây, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội và thép tấm trung tại các bãi của các nhà máy được khảo sát đã tăng trong tuần thứ 5 lên 6.3 triệu tấn tính đến ngày 27/1, theo cuộc khảo sát, mức tăng trong tuần lớn hơn là 5.7% so với mức tăng 3.3% của tuần trước.

Một nguồn tin thị trường ở Thượng Hải cho biết: “Rất bình thường khi chứng kiến ​​sự phục hồi liên tục trong kho thép của các nhà máy và thương nhân trước kỳ nghỉ lễ CNY, vì nhiều công nhân xây dựng đã trên đường về nhà”, một nguồn tin thị trường ở Thượng Hải cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng thị trường thép trong nước đang dự kiến ​​sẽ trầm lắng hơn nữa trong hai hoặc ba tuần tới.

Điều này phù hợp với kết quả khảo sát hàng ngày của Mysteel đối với 237 nhà kinh doanh trên khắp Trung Quốc, cho thấy khối lượng giao dịch thép xây dựng hàng ngày của họ bao gồm thép cây, thép dây và thép cuộn đã giảm xuống dưới 100,000 tấn/ngày trong ngày 21-27/1, ở mức 79,564 tấn/ngày, giảm gần 40% so với mức trung bình của tuần trước, theo dữ liệu của Mysteel.

Nhu cầu giảm mạnh và chi phí sản xuất cao mà họ đang phải vật lộn đã thuyết phục nhiều nhà máy Trung Quốc tiến hành bảo trì các cơ sở sản xuất thép của họ, dẫn đến sản lượng thép của các nhà máy tiếp tục giảm, Mysteel Global lưu ý. Trong các ngày từ 21-27/1, tổng sản lượng của 5 mặt hàng chính trong số các nhà máy thép được khảo sát đã giảm tuần thứ ba liên tiếp, giảm 1.3% so với tuần trước xuống 10.3 triệu tấn.

Dự trữ thép thành phẩm của năm sản phẩm thép tại các kho của thương nhân ở 132 thành phố Mysteel kiểm tra đã tăng lên 18 triệu tấn tính đến ngày 28/1, tăng 13.8% trong tuần và cao hơn 5.9 điểm phần trăm so với tuần trước, cuộc khảo sát cho thấy.

Giá thép nội địa Trung Quốc đã dao động trong biên độ hẹp trong một thị trường trầm lắng vào cuối năm. Ví dụ, giá quốc gia của thép cây HRB 400 đường kính 20mm, một yếu tố phù hợp với tâm lý thị trường thép, đã dao động quanh mức 4,350 NDT/tấn (671 USD/tấn) trong tuần qua. Giá ở mức 4,354 NDT/tấn bao gồm 13% VAT kể từ ngày 27/1, tăng 14 NDT/tấn so với một tuần trước, theo dữ liệu của Mysteel.

Nguồn tin: Satthep.net

Yếu tố bất ngờ khiến giá cổ phiếu thép lên cao mọi thời đại

Theo đánh giá của ACBS, nhìn chung, giá thép bình quân của tháng 1 năm 2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phí nguyên liệu chỉ tăng khoảng 20%.

Trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc tê liệt vì Covid

CNBC mấy ngày qua đưa tin làn sóng Covid-19 mới tại Hà Bắc khiến Trung Quốc phải áp hạn chế giao thông vận tải với tỉnh này. Phạm vi phong tỏa bao gồm các khu vực quanh nhiều nhà máy thép, hạn chế khả năng giao hàng. Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới và giới phân tích cho biết Hà Bắc đóng góp hơn 20% tổng sản lượng.

Việc vận chuyển thép bằng xe tải bị tạm dừng ở Hà Bắc, khiến đường sắt là lựa chọn duy nhất còn lại. Các tuyến đường bị phong tỏa dẫn đến thép bị chất đống ở những nhà máy thép lớn trong khu vực.

Các công trường xây dựng và sản xuất tại Trung Quốc dự kiến dừng làm việc sớm hơn thường lệ để nghỉ tết Âm lịch từ ngày 11 đến ngày 17/2. Điều này có thể ảnh hưởng lực cầu thép, vốn được sử dụng nhiều trong những lĩnh vực này.

Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa tại ANZ, cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 tăng tại Hà Bắc có thể khiến một số vùng sản xuất thép bị phong tỏa. “Điều này rõ ràng tác động đến lực cầu quặng sắt, các nhà máy luyện thép khả năng cao bị gián đoạn các chuỗi cung ứng, ảnh hưởng sản xuất thép”.

Giá thép quay lại đà tăng

Báo cáo cập nhật của CTCP Chứng khoán ACBS cho rằng giá thép đang quay lại đà tăng do nhu cầu tiêu thụ thép từ Trung Quốc tăng mạnh. Các doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc như China Baowu steel group, Nippon steel, POSCO, Jianlong Steel có động lực tăng sản lượng bất chấp việc giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng mạnh không kém.

Giá thép HRC giao dịch trên sàn Thượng Hải đã vượt mốc 700 USD/Tấn, cao nhất trong 3 năm trở lại đây và đang duy trì giao dịch tại vùng giá trên 700 USD/tấn.

Sự tăng giá nguyên liệu đầu vào đã góp phần vào việc tăng giá thép thành phẩm, chủ yếu đến từ việc tăng giá của quặng sắt.

Việc phía nguồn cung quặng, lượng quặng sắt xuất đi từ Brazil trong tháng vừa rồi đã rơi xuống dưới mức 30 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2019. Mặt bằng giá quặng cao có thể được duy trì trong thời gian tới khi mà nguồn cung quặng có thể sẽ còn tiếp tục giảm.

Báo cáo của ACBS chỉ ra rằng, Vale – nhà khai thác quặng lớn nhất thế giới – đã cắt giảm mạnh sản lượng khai thác trong năm 2020 do chưa thể khai thác bình thường kể từ vụ việc vỡ đập năm 2019. Công ty này cũng đang đặt một kế hoạch sản lượng thận trọng cho năm 2021. Việc sản lượng quặng bị cắt giảm đáng kể cộng với nhu cầu từ Trung Quốc đã khiến cho giá quặng sát trên thị trường tăng mạnh.

Theo ACBS, sự gia tăng chi phí sản xuất thép cũng được xoa dịu một phần nhờ vào việc giảm giá than. Nhu cầu than trên thế giới đã giảm mạnh trong 2 năm vừa qua, chủ yếu từ khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Cơ quan năng lượng thế giới ước tính nhu cầu than trong năm 2020 đã giảm khoảng 5% khi nền kinh tế thế giới bị đình trệ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

“Với giả định nền kinh tế thế giới có thể phục hồi trở lại trong năm 2021, giúp làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện và hoạt động công nghiệp, báo cáo của IEA cũng chỉ dự báo mức tăng 2,6% cho nhu cầu than trên toàn thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á sẽ chiếm đa số trong sự tăng trưởng nhu cầu này, trong khi Mỹ và Châu Âu sẽ lầu đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu trong một thập kỷ nay. Tuy nhiên tổng nhu cầu than cho năm 2021 vẫn được dự báo thấp hơn năm 2019 và có thể thấp hơn nếu nền kinh tế thế giới không phục hồi như kịch bản mà IEA đề ra”, ACBS nhận định.

Theo đánh giá của ACBS, nhìn chung, giá thép bình quân của tháng 1 năm 2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phí nguyên liệu chỉ tăng khoảng 20%. Các doanh nghiệp sản xuất thép lớn như Baowu Steel Group, Jianlong Steel ở Trung Quốc, hay Formosa, POSCO, Hoà Phát ở Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự chênh lệch này.

Cổ phiếu thép lên cao mọi thời đại

Phiên giao dịch sáng nay (22/1) cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen có thời điểm vượt 27.000 đồng/cp, cao nhất mọi thời đại, gấp 5 lần đáy xác lập vào tháng 4/2020, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát duy trì ở mốc 44.000 đồng/cp mặc dù quỹ PENM đang bán 66 triệu cổ phiếu, cổ phiếu NKG của Nam Kim giao dịch ở vùng 16.850 đồng/cp, gấp 3 lần đáy.

Quý I niên độ 2020-2021 Hoa Sen lãi 572 tỷ đồng, đặt kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ đồng, tăng 30% thực hiện niên độ trước. Hoa Sen đang hướng tới trở thành nhà phân phối nội thất bên cạnh việc sản xuất tôn.

Với Hoà Phát, dự kiến, lò cao số 4 Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, đánh dấu sự hoàn thành toàn bộ hai giai đoạn đầu tư dự án, chính thức đưa công suất thép thô của Hòa Phát lên mức 8 triệu tấn/năm. Với sản lượng thép thô này, Hòa Phát ước đặt mức sản lượng 4,6 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm trong năm 2021, qua đó nâng thị phần lên 40% (giả định tổng cầu thép xây dựng tăng 10%), tương ứng mức tăng 7% so với 2020. Hoà Phát cũng được hưởng lợi khi giá HRC đang ở mức 700 USD/tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2020.

Nguồn tin: Cafef

Vượt khó, nhiều doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng

 Dù khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của VnSteel vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và một số chỉ tiêu chính có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế và thị trường gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai bão lũ, cạnh tranh… nhưngngành thép vẫn tăng trưởng. Báo cáo tại hội nghị tổng kết Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) diễn ra ngày 15/1, ông Phạm Công Thảo, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cho hay, dù khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của đơn vị vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và một số chỉ tiêu chính có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ.

*Sản xuất – tiêu thụ đều tăng trưởng

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Công Thảo cho hay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn là thép xây dựng (thép dài) giữ được ổn định, trong khi đó, lĩnh vực thép dẹt (cán nguội, tôn mạ) có nhiều chuyển biến tích cực và đạt tăng trưởng cao.

Cụ thể, phôi thép, sản xuất 2,35 triệu tấn, đạt 107% kế hoạch, giảm 5% so với năm 2019; tiêu thụ đạt 117% kế hoạch. Thép thành phẩm sản xuất 4,03 triệu tấn, đạt 111% kế hoạch và tăng 2% so với năm 2019; tiêu thụ 4,09 triệu tấn, đạt 113% kế hoạch và tang 2% so với 2019.

Thép cán dài tiêu thụ 3,25 triệu tấn, đạt 110% kế hoạch, giảm 2% so với 2019; thép cán nguội tiêu thụ gần 518.000 tấn, đạt 140% kế hoạch, tăng 39% so với 2019; tôn mạ tiêu thụ hơn 325.000 tấn, đạt 110%, tăng 11% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của các đơn vị khác vẫn duy trì ổn định và có hiệu quả.

Nhờ nỗ lực của mình, năm 2020, Tổng công ty thép đạt doanh thu thuần 78.169 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ đạt 2.488 tỷ đồng (bằng 163,8% kế hoạch năm 2020), khối công ty con đạt 41,675 tỷ đồng và khối công ty liên kết 34.005 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế đạt 891 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ đạt 56 tỷ đồng, khối công ty con 621 tỷ đồng và khối công ty liên kết 213 tỷ đồng.
Tổng doanh thu hợp nhất đạt 30.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch), lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 260 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Công Thảo, trong năm 2020, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã bám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyêt, chỉ đạo các đơn vị tập trung sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ giữ thị phần, tăng cường phối hợp các đơn vị trong hệ thống.

Đồng thời, VnSteel đã tập trung quyết liệt và bám sát tình hình thực tế từng đơn vị, đặc biệt các đơn vị trọng điểm và những đơn vị khó khăn để kịp thời có các chỉ đạo nhằm tháo gỡ, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của đơn vị.

Theo báo cáo của VnSteel, tổng lợi nhuận trước thuế thực hiện năm 2020 của 32 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty là 835 tỷ đồng, bằng 69% so với năm 2019; trong đó, có 29/32 công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và có lợi nhuận tăng trưởng khá cao; chỉ có 1 công ty bị thua lỗ là Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung do vướng mắc Dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Nhìn chung, hiệu quả sinh lời trên vốn đầu tư năm 2020 cao hơn năm 2019 (mức tối đa đạt được năm 2020 là 95%, trong khi năm 2019 là 68,8%, tăng 26,2%)…

* Quyết liệt tái cơ cấu

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Công Thảo cho biết, hiện ngành thép vẫn gặp khó khăn, vướng mắc tại Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai của Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung VTM và Dự án mở rộng sản xuất Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; việc thực hiện thoái vốn tại Gang thép Thái Nguyên chưa thực hiện được.

Ngoài ra, việc tái cơ cấu, thoái vốn tại một số đơn vị vẫn gặp khó khăn do Tổng công ty chưa được phê duyệt quyết toán cổ phần hóa…

Theo ông Nguyễn Đức Phong, Phó Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đánh giá, Tổng công ty trong năm qua đã vượt khó, hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn với nhiều ngành nghề; trong đó, có ngành thép.

“Do vậy, Tổng công ty tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị và giải quyết các dự án yếu kém. Đặc biệt nâng cao năng lực quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh và đảm bảo việc làm cho người lao động”, ông Nguyễn Đức Phong chỉ đạo.

Mục tiêu trong năm 2021, Tổng công ty Thép Việt Nam sản xuất phôi thép hơn 2,5 triệu tấn, tăng khoảng 6,5% so với 2020; thép thành phẩm sản xuất và tiêu thụ đạt hơn 3,9 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 260 tỷ đồng, bằng với năm 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, Tổng giám đốc VnSteel Nguyễn Đình Phúc cho hay, Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung sản xuất, tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh tiêu thụ, nhằm giữ vững thị phần thép xây dựng, củng cố vị thế của Tổng công ty trên thị trường.

Đặc biệt, tập trung thực hiện xử lý những tồn tại của 2 dự án (Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai của Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung VTM và Dự án mở rộng sản xuất Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2) theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg. Đồng thời, phấn đấu hoàn thành quyết toán cổ phần hóa Tổng công ty và đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu, thoái vốn của Tổng công ty tại các đơn vị nhằm tập trung vốn và nguồn lực cho sản xuất kinh doanh chính và có hiệu quả cao.

“Song song nỗ lực của đơn vị, VnSteel cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ Tổng công ty trong việc chỉ đạo Công ty TISCO, Công ty VTM sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của Dự án giai đoạn 2 – TISCO và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai – VTM; thực hiện việc thoái vốn của Tổng công ty tại TISCO.

Cùng đó, sớm xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan để Tổng công ty hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa Tổng công ty và tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty thực hiện thoái vốn của Tổng công ty tại các đơn vị theo đúng lộ trình…”, báo cáo của VnSteel nêu./.

Nguồn tin: Bnews

Thư cảm ơn – Chúc tết

THƯ CẢM ƠN

      Kính thưa: Quý Khách hàng, Đối Tác, CBCNV

Trước tiên, Công ty Khôi Vĩnh Tâm xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Quý Khách Hàng, Đối Tác, CBCNV công ty đã đồng hành cùng Chúng tôi trong suốt thời gian qua.

            Năm 2020 khép lại với nhiều khó khăn bởi thiên tai, đại dịch, suy giảm kinh tế toàn cầu… Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng của mình Công ty TNHH Khôi Vĩnh Tâm đã phần nào vượt qua được khó khăn và vẫn giữ được mục tiêu trọng tâm mà chúng tôi đã đề ra: Hàng Hóa Uy Tín Chất Lượng – Giá Cả Cạnh Tranh – Giao Hàng Tiến Độ – Giao Hàng Mọi Nơi – Chất Lượng Sau Bán Hàng.

 

Điều gì đang chờ các “đại gia” ngành thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim trong năm 2021?

Nhóm 3 doanh nghiệp là Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim sẽ tiếp tục dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành và hưởng lợi lớn nhất từ sự tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC).

Đây là đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) về triển vọng ngành thép năm 2021. Tính từ đáy dịch COVID-19 vào tháng 4/2020, VN-Index đã hồi phục khoảng 70%.

Tuy nhiên, việc hưởng lợi trực tiếp từ sự khan hiếm nguyên liệu cũng như gia tăng nhu cầu thép từ Trung Quốc đã giúp các cổ phiếu thép ghi nhận mức tăng giá vượt trội so với VN-Index.

Hưởng lợi từ khan hiếm nguyên liệu

Tính đến hết phiên sáng 23/12, cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã tăng gấp 3 lần từ đáy. Trong khi đó, cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tăng gấp hơn 5 lần từ đáy. Con số này ở NKG (Công ty Cổ phần Thép Nam Kim) cũng lên đến 3,6 lần.

MASVN dự báo, trong ngắn hạn giá quặng sắt lẫn HRC sẽ tiếp tục tăng thêm 10%, tương đương với giá HRC đạt 755 USD/tấn trong bối cảnh các nước liên tục công bố kế hoạch tăng đầu tư công từ năm 2021 nhằm chống lại sự suy thoái kinh tế do Covid-19.

Bên cạnh tín hiệu tích cực từ diễn biến giá HRC, xuất khẩu nhiều khả năng sẽ là điểm sáng của ngành thép Việt Nam trong năm 2021.

Theo quan điểm của MASVN, ngành thép toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2021 cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.

Ở thị trường trong nước, trong năm 2021, nhóm chuyên gia cho rằng ngành bất động sản lẫn xây dựng sẽ hồi phục, qua đó thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Trong đó, mảng HRC ước tính sẽ tăng mạnh nhất với 2 triệu tấn công suất thêm vào từ lò cao 3 và 4 của dự án Dung Quất Hòa Phát.

MASVN dự báo tổng sản lượng HRC và thép lá cán nguội (CRC) Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 10,69 triệu tấn, tăng trưởng tới 30% so với năm 2020. Sản lượng mảng thép xây dựng, ống thép và tôn mạ năm 2021 được dự báo lần lượt ở mức 11,2 triệu tấn (tăng trưởng 9%), 2,49 triệu tấn (tăng trưởng 8%) và 4,415 triệu tấn (tăng trưởng 8%).

Công ty chứng khoán này cho rằng từ cuối năm 2020, lợi nhuận của cả ngành thép lẫn tôn mạ sẽ được hỗ trợ bởi việc giá quặng sắt và HRC đã tăng rất mạnh trong nửa cuối năm 2020.

Trong đó, lợi nhuận ròng của của NKG, HSG và HPG trong quý IV/2020 dự báo lần lượt đạt 90 tỷ đồng (tăng 1.180% so với cùng kỳ năm ngoái), 420 tỷ (tăng trưởng 132%) và 3.534 tỷ (tăng trưởng 83%).

Cho năm 2021, MASVN dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng của NKG sẽ ở mức 30,4% so với năm 2020. Với HSG, mức tăng là 49,9%. Trong khi đó, con số này ở HPG là 16%.

Nhu cầu thép sẽ tăng

Nhận định về thị trường thép năm 2021, SSI Research ước tính nhu cầu thép sẽ tăng khoảng 3-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là các dự án trọng điểm mang tính cấp bách như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành…

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công rẻ…. Do vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo.

Ngoài ra, các cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA cũng được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia.

Theo Chứng khoán BSC, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm.

Trước đó, ASEAN và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu về xuất khẩu thép của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng cao, theo các chuyên gia, việc chuyển hướng xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường khác là cần thiết.

Trong khi đó, EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 được kỳ vọng sẽ giúp cho ngành thép rộng đường và thêm cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU. Về mặt lý thuyết, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngành nghề; trong đó có ngành thép.

Tuy nhiên, thị trường các nước EU ở trạng thái bão hòa với các giao dịch thương mại thép, các hoạt động chủ yếu trong nội khối. Theo số liệu của VSA, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt gần 55% và 19%…

Do đó, để vào được thị trường EU, đòi hỏi các sản phẩm phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn cao và khắt khe. Các nhà sản xuất thép Việt Nam muốn đáp ứng được tiêu chuẩn đó phải cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay đổi các quy trình sản xuất của mình, thay đổi các phương thức kinh doanh.

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

TT kim loại thế giới ngày 27/11/2020: Giá đồng tại London tuần tăng thứ 4 liên tiếp

Giá đồng tại London ngày 27/11/2020 có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, do kỳ vọng vắc xin Covid-19 thúc đẩy triển vọng nền kinh tế hồi phục, trong khi tồn trữ toàn cầu giảm cũng hỗ trợ giá

Tồn trữ đồng tại London, Thượng Hải và New York giảm xuống 692.510 tấn, thấp nhất kể từ ngày 12/10/2020, do tồn trữ tại Thượng Hải giảm xuống mức thấp nhất gần 6 năm (96.766 tấn), Refinitiv Eikon cho biết.
Giá đồng giao sáu 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 7.417 USD/tấn, tính chung cả tuần giá đồng tăng 1,9%.
Tính đến nay, giá đồng tăng 70% kể từ mức thấp nhất năm 2020 trong tháng 3/2020 (4.371 USD/tấn), do các nhà đầu tư kỳ vọng các hoạt động trên toàn cầu có thể sớm trở lại bình thường sau kết quả vắc xin Covid-19 tích cực, trong khi kích thích toàn cầu, đồng USD suy yếu và nhu cầu hồi phục đã hỗ trợ giá.
Giá đồng kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1% lên 55.490 CNY (8.433,52 USD)/tấn và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Giá nickel trên sàn London đạt mức cao nhất 1 năm (16.450 USD/tấn), trong khi giá nickel trên sàn Thượng Hải tăng 3% lên mức cao nhất gần 1 tháng (122.940 CNY/tấn). Giá nhôm trên sàn London tăng 0,4% lên 1.984 USD/tấn và giá nhôm trên sàn Thượng Hải tăng 1,5% lên 16.215 CNY/tấn.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm nhẹ từ mức cao kỷ lục hồi đầu tuần này, trong bối cảnh nghi ngờ mới về vắc xin virus corona đầy hứa hẹn và lo ngại về tác động kinh tế từ đại dịch.

Giá các kim loại cơ bản ngày 27/11/2020:

Mặt hàng

ĐVT

Giá

% thay đổi

Đồng

USD/lb

3,3760

0,55 %

Chì

USD/tấn

2.023,15

0,30%

Nickel

USD/tấn

16.224,50

1,34%

Nhôm

USD/tấn

1.984,75

0,46%

Thiếc

USD/tấn

18.877,50

0,45%

Kẽm

USD/tấn

2.773,00

0,35%

 

Nguồn tin: Vinanet

 

Kinh doanh xuất khẩu hồi phục, ngành thép kỳ vọng vượt khó trong năm 2020

Cùng với sự tăng trưởng trở lại của xuất khẩu, tiêu thụ thép tại thị trường nội địa cũng có những tín hiệu tích cực trong vài tháng trở lại đây, giúp doanh nghiệp ngành này lãi lớn trong quý III/2020.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép các loại tháng 9 của cả nước đạt 497.535 tấn, tăng 7,66% so với tháng trước và tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu thép các loại đạt trên 3,2 triệu tấn.

Sở dĩ xuất khẩu thép tăng do trong vài tháng gần đây được VSA nhìn nhận, do tác động tích cực từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…. Chính các hiệp định này đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng nhờ mức thuế thấp hơn. Từ đó, lượng xuất khẩu của những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen Group… đều có chuyển biến rõ rệt.

Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát xác nhận chỉ trong tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thép thành phẩm của doanh nghiệp này đã đạt gần 62.000 tấn, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm và phôi thép cũng tiếp tục tăng trưởng tốt. Lũy kế 10 tháng, thép thành phẩm xuất khẩu của Hòa Phát đạt 435.000 tấn, gấp hơn 2 lần cùng kỳ.

Với Tập đoàn Hoa Sen (HSG), theo công bố mới đây của doanh nghiệp này, tổng sản lượng tiêu thụ của HSG trong quý 4 niên độ tài chính 2019-2020 ước đạt gần 525.300 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng 154% so với cùng kỳ. Theo đại diện của HSG, tăng trưởng này đạt được chủ yếu nhờ thị trường nước ngoài khởi sắc. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu 3 tháng qua ước đạt 275.668 tấn, tăng 154% so với cùng kỳ, trong đó tháng 7 đạt 82.000 tấn, tháng 8 đạt hơn 92.000 tấn, tháng 9 đạt trên 101.000 tấn. Trong cả niên độ 2019-2020, Hoa Sen đặt kế hoạch tiêu thụ 1.500 tấn sản phẩm. Như vậy riêng trong ba tháng 7-8-9/2020, công ty đã thực hiện hơn 1/3 kế hoạch cả năm.

Cùng với xuất khẩu, VSA cho biết cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép đều tăng trong 9 tháng đầu năm khi sản lượng đạt 18,34 triệu tấn, từ mức 17,46 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019. Theo chia sẻ gần đây của ông Trịnh Khôi Nguyên – Phó Chủ tịch VSA, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây khó khăn lớn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép, khiến nhiều doanh nghiệp trong nước không đạt được mức tăng trưởng như những năm trước, nhưng cũng có những tín hiệu đáng mừng cho ngành trong giai đoạn này. Cụ thể là chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đẩy nhanh các dự án đầu tư công sẽ được triển khai tích cực và đưa ngành công nghiệp trong nước đi lên.

Từ tín hiệu trên, các chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán SSI ước tính, nhu cầu cuối năm sẽ phục hồi và tăng 4-5% so với cùng kỳ. Ngoài ra, SSI cũng cho rằng, Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc. Cụ thể, theo Hiệp hội quặng sắt và thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020, và 2% cho cả năm 2020. Trong nửa đầu năm 2020, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng đáng kể, gần gấp 15 lần, lên 1,06 triệu tấn, khoảng 27% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp thép báo lãi lớn:

Nhờ kinh doanh phục hồi, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) công bố cả niên độ 2019-2020 lãi 1.100 tỷ đồng – tăng 204% so với năm ngoái và vượt 175% chỉ tiêu đề ra ban đầu; Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong 9 tháng 2020 với doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019; Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cho biết do chi phí giá vốn giảm sâu mang về lãi 100 tỷ trong quý 3/2020 – cao gấp gần 3 lần cùng kỳ… Thậm chí cả những doanh nghiệp thép quy mô nhỏ cũng báo lãi gồm: Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất lãi ròng 4,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2019 lỗ 3 tỷ đồng); Công ty CP Thép Vicasa – Vnsteel lãi ròng 3,8 tỷ đồng, tăng trưởng 44,61% so với quý III/2019; Công ty CP Gang thép Cao Bằng lãi ròng 2,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 11 tỷ đồng)…

Nguồn tin: Công thương

Thép Khôi Vĩnh Tâm™ chúc mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -10

    Nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 Thép Khôi Vĩnh Tâm xin gửi một lời cám ơn, lời chúc chân thành nhất tới chị em phụ nữ – những người được tôn vinh không chỉ trong ngày hôm nay. Chúc mừng 20/10!

Chúng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể chị em, khách hàng, đối tác đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.

CÔNG TY TNH KHÔI VĨNH TÂM