Site icon Công ty Khôi Vĩnh Tâm™ – Thép – Inox – Lưới thép #Uy Tín #1 Đà Nẵng

20 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM

Thép U125 / Thép hình U125

Thép U125 / Thép hình U125

Thông thường, sản xuất cuộn mạ kẽm là công đoạn cuối cùng để tạo ra những cuộn mạ kẽm có bề mặt sáng mịn, lớp mạ kẽm trắng bóng được phủ trên bề mặt cuộn giúp sản phẩm có khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn và gỉ sét.

Cuộn mạ kẽm được ứng dụng trong các công trình dân dụng và công trình công nghiệp dưới dạng tấm lợp, vật liệu xây dựng, nhà thép tiền chế, sản xuất ống thép mạ kẽm.

Ngoài ra, do khả năng chống ăn mòn cao, thép cuộn mạ kẽm còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, chế tạo xe hơi, xe máy, xe đạp, điện công nghiệp và gia dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, khó tránh khỏi những sai sót dẫn đến xuất hiện những lỗi trên cuộn như cuộn bị lủng, dính xỉ, trục cấn, lớp mạ kẽm dày mỏng không đồng đều hoặc là mạ kẽm không bám dính.

Dựa trên kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ QC nhà máy Thép, chúng tôi liệt kê 20 lỗi thường gặp và nguyên nhân của nó trong quá trình sản xuất thép cuộn mạ kẽm. Những thống kê này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc.  

 

THỐNG KÊ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM

 STT       TÊN LỖI                                       MÔ TẢ                                     NGUYÊN NHÂN
1 Tole bị lủng Mặt tole có xuất hiện vết lủng to nhỏ, hình dạng khác nhau. Thông thường do nguyên liệu.
2 Tách lớp (Lamination) Tại vị trí lỗi tole bị tách làm hai lớp trở lên. Sau khi cán và mạ kẽm lỗi có thể bị gồ ghề, sần xùi hoặc màu sắc khác thường. Thường phát sinh do nguyên liệu, trong quá trình cán nóng.
3 Bong tróc (scab) Trên bề mặt tại vị trí lỗi tole bị bong ra giống vẩy cá, sau khi cán và mạ kẽm xỉ lò sẽ tích tụ tại vị trí bong tróc. Do nguyên liệu khi cán nóng
4 Vệt rỉ của sắt(Scalr) Trên bề mặt tole sau khi mạ bị lỗ châm kim, vết đen kéo dài. Do khi tảy rửa lớp oxit sắt tẩy không hết.
5 Nứt, tét biên, răng cưa Hai biên bị nứt, tét nông hoặc sâu khác nhau. Thông thường do nguyên liệu
6 Dấu cấn trục Trên bề mặt xuất hiện vết lõm có khoảng cách nhất định đều nhau (Một mặt bị lõm, một mặt không). Trong khi cán nguội, khi mạ kẽm vật lạ đã dính vào trục và in lên bề mặt tole.
7 Dấu cấn Bề mặt xuất hiện vết lõm (một mặt lõm và mặt kia lồi). Đôi khi có khoảng cách có khi không. Trong khi cán nguội, hoặc mạ kẽm trục dính vật lạ. Hoặc trong quá trình vận chuyển giữa các công đoạn cuộn bị va đập.
8 Dính xỉ Trên bề mặt tole xuất hiện các vết sần xùi, to nhỏ khác nhau. Có màu khác thường (xỉ trắng, xỉ đen) Do xỉ kẽm dính lên bề mặt khi mạ kẽm tại lò POT
9 Không bám kẽm Tại vị trí lỗi không được phủ kẽm, có màu đen. Có thể nhìn tháy được lớp thép nền. Do qua trình xử lý bề mặt tole nền chưa tốt, hoặc do xỉ bong tróc ra tạo thành vệt đen không mạ kẽm.
10 Mạ dày Lỗi xuất hiện chủ yếu ở hai biên tole, có màu trắng đục.  Do lớp mạ quá dày, biên bị răng cưa, cạ dao gió…. Hoặc do tốc chậm gió thổi kẽm yếu (hết bề mặt).
11 Dấu bọt kẽm Trên bề mặt xuất hiện những vệt dài ngắn khác nhau và có màu trắng khác thường nằm rải rác.  Do bọt kẽm tại lò nhiều dính lên bề mặt tole.
12 Vết dơ Crom Trên bề mặt có đốm nhỏ hoặc vệt dài của Crom, có màu vàng hoặc nâu sẫm. Do Crom dính quá nhiều hoặc bị bắn vào.
13 Rỉ sét trắng Trên bề mặt xuất hiện những đốm kẽm bị ăn mòn. Thông thường là oxy hoá trắng, có trường hợp bị biến đen. Có thể trong quá trình sản xuất hoặc lưu kho bị dính nước, không phue Crom, bảo quản thời gian dài trong điều kiện ẩm ướt…dẫn tới lớp kẽm bị oxy hoá.
14 Trầy xước Bề mặt xuất hiện những vệt xước kéo dài bị hằn xuống, có cảm giác khi chạm tay vào Thường do vật lạ cạ lên bề mặt, hoặc nguyên liệu bị xước phủ không hết.
15 Bề mặt nhám Bề mặt bị nhám theo từng đám hoặc vệt dài, có màu khác thường.  Do xỉ hoặc bọt kẽm bám dính lên bề mặt.
16 Giãn giữa, giãn biên Ở giữa tấm tole bị phồng lên từng điểm cách khoảng (giãn giữa). Hai bên mép biên vòng lên vong xuống dạng sóng theo hướng chiều dài (giãn biên). Thường do nguyên liệu cán độ phẳng không đat. Có trường hợp phát sinh trong quá trình mạ kẽm.
17 Lượn sóng Bề mặt tole vòng lên vòng xuống giống làn sóng theo chiều dài, và bị hết khổ rộng. Do nguyên liệu cán không đạt độ phẳng.
18 Cong C, L Tole cong theo hướng cán (Cong L). Cong theo hướng khổ rộng (Cong C). Do điều chỉnh trục cán phẳng chưa hợp lý.
19 Camber Theo hướng cán tole bị cong về một bên biên nào đó
20 Gãy ngang Tole bị gãy ngang theo hướng khổ rộng. Thường do xử lý cán Tension không tốt làm phát sinh lỗi.

 

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến cuộn bị lỗi là do chúng ta không kiểm soát chặt chẽ, không phát hiện kịp thời sản phẩm lỗi ở những công đoạn trước dẫn đến sản phẩm cuối cùng bị lỗi theo. Nếu phát hiện cuộn bị lỗi, bộ phận QC của nhà máy cần loại bỏ hoặc xử lý ngay lập tức.

Nếu tiếp tục dùng cuộn lỗi để sản xuất các sản phẩm khác như ống thép mạ kẽm thì sản phẩm ống thép cũng bị hỏng theo, các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ, dẫn đến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. 

Hoặc nếu cuộn bị hỏng (trường hợp không bám kẽm) được sử dụng trong các công trình thì tuổi thọ sản phẩm sẽ bị rút ngắn lại, vì các tác nhân oxy hóa sẽ thâm nhập vào những vị trí không bám kẽm, phá hủy cấu trúc của thép, dẫn đến công trình nhanh bị hư hỏng. 

Nguồn: Thép Vina One

 

 

20 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN DÂY CHUYỀN MẠ KẼM
Exit mobile version