Site icon Công ty Khôi Vĩnh Tâm™ – Thép – Inox – Lưới thép #Uy Tín #1 Đà Nẵng

Vai trò của cốt thép khi đổ bê tông

Lưới thép hàn

Lưới thép hàn

Chắc như bê tông cốt thép

Hầu hết các công trình xây dựng đều yêu cầu cao về khả năng chịu sự khắc nghiệt của thời tiết. Đặc biệt, đối với khí hậu ở Việt Nam, thường xuyên xảy ra mưa bão, lũ lụt thì càng đòi hỏi khắt khe hơn. Do vậy, các vật liệu xây dựng tham gia vào cấu tạo nên công trình buộc phải đáp ứng nghiêm ngặt về độ cứng, khả năng chịu nén, chịu kéo. Đây cũng chính là lý do mà bê tông và cốt thép luôn đi cùng với nhau. 

  

Kết hợp cốt thép và bê tông lại với nhau, năng lực chịu tải của chúng ngay lập tức tăng lên 20 lần. Ảnh minh họa.

Xi măng sau khi trộn với cát, đá dăm và nước sẽ kết cứng lại, có khả năng chịu được sức nén cao, tuy nhiên khả năng chịu lực kéo lại thấp. Một mẩu xi măng to bằng đầu ngón tay có thể chịu được lực nén từ 30 – 600kgl, thế nhưng chỉ chịu được lực kéo 5 – 30kgl, hai cái chênh nhau gần 15 lần. Cốt thép chịu lực nén và lực kéo đều tốt, cường độ chịu kéo của nó lớn hơn bê tông 180 lần. Kết hợp hai vật liệu lại với nhau, năng lực chịu tải của chúng ngay lập tức tăng lên 20 lần. 

Việc kết hợp giữa bê tông và cốt thép tạo nên sức mạnh cộng hưởng. Cốt thép bù trừ cho khả năng chịu kéo kém của bê tông. Cả hai kết hợp tạo thành một kết cấu bê tông cốt thép vững chắc, khó phá dỡ. 

Nguồn: Vatlieuxaydung.org.vn

Vai trò của cốt thép khi đổ bê tông
Exit mobile version